Đề bài : tục ngữ có câu : tốt gỗ hơn tốt nước sơn Hãy làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trong việc nhìn nhận , đáng giá sự vật con người qua nội dung và

Đề bài : tục ngữ có câu : tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Hãy làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trong việc nhìn nhận , đáng giá sự vật con người qua nội dung và hình thức

0 bình luận về “Đề bài : tục ngữ có câu : tốt gỗ hơn tốt nước sơn Hãy làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trong việc nhìn nhận , đáng giá sự vật con người qua nội dung và”

  1. Việt Nam là một dân tộc chú trọng đến các giá trị truyền thống văn hóa . Vì vậy  trong góc nhìn đánh giá sự vật hiện tượng cha ông ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quy báu để truyền lại cho con cháu. Điều này thể hiện qua câu tục ngữ :  “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

    Ca dao tục ngữ Việt Nam thường sử dụng những hình ảnh giản dị gần gũi với mọi người. Trong câu tục ngữ trên đã có sự xuất hiện của hai sự vật đó là “ gỗ và nước sơn” . Có thể thấy vào thời xưa thì gỗ là một chất liệu quen thuộc sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày từ xây nhà đóng đồ nội thất …chính vì vậy việc lựa chọn gỗ tốt rất quan trọng. Gỗ tốt sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của độ vật, nhà cửu ngược lại nếu gỗ xấu thì đồ vật sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Nước sơn là một loại nước được dung để tăng thêm độ bền và vẻ đẹp bên ngoài của đồ vật bằng gỗ. Vậy thì câu tục ngữ có nghĩa rằng chúng ta không thể đánh giá sự vật sự việc bằng vẻ bên ngoài mà phải nhìn sâu vào bên trong. Vì lớp sơn có đẹp đến đâu mà gỗ xấu thì vật dụng đó cũng nhanh chóng bị hỏng, mục nát. Trong đánh giá con người cũng vậy, chúng ta không nên chú ý đến vẻ bề ngoài mà quên đi phẩm chất bên trong. Vì theo thời gian nhan sắc, quần áo,.. sẽ nhạt đi nhưng giá trị bên trong mỗi con người sẽ không bao giờ mất đi mà sẽ ngày càng sáng hơn.

    Vậy tại sao cha ông ta lại đề cao những giá trị này? Để hiểu hơn về vấn đề này trong xã hội hiện đại chúng ta có thể hình dung một cách đơn giản như sau. Trong một cuộc thi hoa hậu thì sắc đẹp sẽ luôn là tiêu chí đầu tiên. Tuy nhiên để dành được ngôi vị cao nhất thì cô ấy khồng chỉ đẹp bên ngoài mà nhân phẩm trí tuệ cũng là một yếu tố quan trong giúp quyết định xem cố ấy có xứng đáng ngôi vị hoa hậu hay không. Vậy là ta có thể thấy dù ở đâu thì giá trị bên trong cũng rất quan trọng và được để cao.

    Một người đàn ông năn mặc bóng bẩy, sang trọng nhưng cách cư sử thô lỗ, mất lịch sự không có sự đồng cảm yêu thương thì sẽ còn tệ hơn cả một người ăn mày rác rưới nhưng biết chia nửa phần cơm của mình cho chú chó nhỏ đói khát. Một người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp thì dù ở đâu trong hoàn cảnh nào họ cũng sẽ được mọi người yêu mến còn những người chỉ chú trọng đến vẻ bề ngoài thì sẽ nhanh tróng bị mọi người phát hiện và xa lánh. Vậy chúng ta có thể nói rằng nội dung quyết định hình thức và giá trị của vất chất hay con người, hình thức chỉ góp phần nâng cao giá trị nội dung.

    Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện và nâng cao giá trị của mình. Em tự hứa rằng khi ngôi trên ghế nhà trường sẽ thường xuyên tu dưỡng đạo đức và trí tuệ của mình. Tránh xa những lối ăn mặc quá riêm rúa hay nhuộm tóc xanh đỏ không phù hợp với lứa tuổi.   Ngoài ra, cũng từ câu tục ngữ trên em đã có một  cái nhìn đúng đắn về vật chất và con người trong cuộc sống. Không nên chỉ dựa và bề ngoài để đánh giá bất cứ sự vật sự việc nào. Ta phải tránh xa những lối sống giả tạo lừa dối. Mà phải không ngừng rèn luyện để trở thành người toàn diện cả về nội dung và hình thức.

    Có thể thấy câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một bài học về đạo đức và cách nhìn nhân đánh giá vật chất con người. Không nên dựa vào vẻ ngoài để vênh vàng tự đặc phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện cho mình những giá trị tốt đẹp nhất từ đó tạo nên nếp sống văn minh cho toàn xã hội.

    Bình luận

Viết một bình luận