Đề bài: Tưởng tượng em là người được chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc trò chuyện với ÔNG GIÁO SAU KHI BÁN CHÓ VÀ CÁI CHẾT CỦA LÃO HẠC. Dựa vào truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao em hãy kể lại những sự việc đó.
Đề bài: Tưởng tượng em là người được chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc trò chuyện với ÔNG GIÁO SAU KHI BÁN CHÓ VÀ CÁI CHẾT CỦA LÃO HẠC. Dựa vào truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao em hãy kể lại những sự việc đó.
Vào buổi sáng khi mà mặt trời ló rạng thì tôi cũng lại choàng tỉnh giấc, tôi đã dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre, đó chính là thói quen của người làm nông nghiệp. Nhìn sang nhàlão Hạcnay cũng thấy lão dậy sớm như mọi khi. Nhưng chỉ có một điều khác là cái mặt khắc khổ của lão như buồn thiu hơn tôi nhìn thương lão lắm!
Khi tôi ngước nhìn qua cái hàng rào thì tôi thấy lão Hạc đau xót khi nhận vài đồng bạc và giao cậu Vàng cho người ta. Lão cứ ngồi khóc, tôi sang an ủi lão và cũng thấu hiểu được lão đang rất đau buồn. Thế rồi tôi nói với lão rằng “Thôi lão bớt buồn đi, lão mới ốm dậy mà buồn như thế này thì lại ốm lại đấy”. Lão ngước mắt nhìn tôi thầm cảm ơn. Xong đâu đấy tôi đến nhà ông giáo Nam ở trong làng có chút việc muốn hỏi ý kiến ông giáo. Lý do là cả cái làng Vũ Đại này thì không ai có học thức cao như ông giáo Nam cả nên có việc gì cứ hỏi ông giáo là chuyện êm đẹp ngay.
Đang mải nói chuyện với ông giáo thì tôi nhìn thấy bóng dáng lão Hạc sang nhà ông giáo như gấp gáp lắm. Lão Hạc nhìn tôi có vẻ ái ngại và quay sang nói với ông giáo những tâm sự của lão. Lão ôm mặt khóc nức nở và nói với ông giáo rằng:
– Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
Lúc này tôi mới hiểu ra cơ sự. Nhìn lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc lão trông cũng đã thật rối bù trông có vẻ kham khổ cứ ngồi đó khóc và ông giáo ra sức khuyên ngăn và hỏi nguyên do. Lão không nói thành lời thì tôi kể cho ông giáo rằng:
– Đây là lão Hạc, lão ở gần nhà tôi, lão chỉ có một thằng con trai nhưng vì hoàn cảnh bần hàn quá nên con trai lão đã phải làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Thật khổ thân cho lão khi lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác như thế mà thôi. Từ trước đến nay thì lão Hạc vẫn luôn luôn yêu quý con chó vàng nhà lão lắm, lão luôn luôn cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ thế mà sáng nay tôi thấy con chó vàng bị người ta dắt đi.
Chưa kịp để tôi kể hết câu chuyện thế là ông giáo hỏi ngay:
– Thế con chó bị người ta bắt trộm mất à?
Thế rồi em cũng lúc bấy giờ thì tôi và ông giáo cũng đã thấy được mắt lão Hạc đã ầng ậc nước mắt. Những nếp nhăn trên khuôn mặt của lão cứ nhăn nheo, lão đau khổ và cứ như ép cho nước mắt chảy ra, trông lúc này đây dường như cũng già đi đến hơn chục tuổi và ai cũng cảm thấy xót thương cho lão. Lão nói:
– Khốn nạn! con chó nó có biết gì đâu cơ chứ! Nó chỉ cần thấy tôi gọi thì chạy ra ngay. Thế rồi cũng cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch và tôi cũng thấy tôi có lỗi với cậu Vàng lắm rồi ông giáo ạ!
Lúc sáng tôi cũng thấy được lão Hạc mếu máo cảnh người ta bắt con vàng nhà lão sáng nay. Người mua chó cũng đã đến dốc ngược con chó lên. Không những thế còn trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói kể cho tôi với ông giáo nghe. Ông giáo thấy lão đau khổ quá thì khuyên răn:
– Cụ cứ khéo tưởng tượng quá đấy chứ nó có biết gì đâu. Cụ phải biết rằng ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Và nên nhớ rằng người ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ!
Lão Hạc đau xót, mếu máo nói:
– Ông giáo nói phải lắm! Tôi hi vọng người ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người chứ nhìn cảnh nó bị bắt đi tôi thương nó lắm!.
Chứng kiến cảnh này thì tôi dường như cũng lại nghe mà không kìm được nước mắt. Lúc này đây thì chính bản thân tôi tự cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Khi vợ lão chết sớm, con trai cũng đi làm xa chỉ có con chó là người bạn bầu bạn với lão hàng đêm. Mà giờ vì hoàn cảnh lão phải như cắt từng khúc ruột của mình đi. Và thông qua đây tôi và ông giáo cũng nhận thấy được ở lão Hạc thật quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được.
Thế rồi lão Hạc lại lạng chạng ra về trong tâm trạng buồn đau cũng như còn cả những sự ái ngại của tôi và ông giáo.
Chính bản thân tôi cũng nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng khi tôi được chứng kiến cảnh bán chó của lão Hạc. Lão Hạc cũng chính là một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, đó cũng chính là kỷ vật của mình. Làm sao mà không thấy được ở một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Thực sự nhận thấy được ở lão Hạc là một người giàu tình cảm và tốt bụng.
Tôi là một ông giáo làm nghề dạy chữ cho lũ trẻ con trong làng. Mọi người thường gọi tên với cái tên thân mật là “ông giáo”. Tôi sống với vợ và hai người con một trai, một gái. Nhà tôi tuy không khá giả gì nhưng so với với nhiều hộ bần nông trong làng thì cũng đỡ hơn phần nào. Những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc sống của những người nông dân, người trí thức nghèo như chúng tôi vô cùng vất vả, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng hai vai, cường hào thì tăng cường áp bức khiến cuộc sống vốn khó khăn càng thêm thống khổ. Bao kiếp người lầm than khốn khổ ngày ngày chật vật với bát cơm, manh áo mà xót xa vô cùng. Cạnh nhà tôi có lão Hạc, lão nghèo lại già yếu, quanh năm làm thuê cuốc mướn kiếm cái ăn. Lão sống một mình cô đơn lắm, ai cũng thương cảm nhưng lại không đủ điều kiện để giúp đỡ. Anh con trai lão bỏ nhà đi đồn điền cao su mấy năm biệt tăm chẳng tin tức gì, lão sống bầu bạn với cậu Vàng qua ngày, xem con chó như vật quý chăm sóc và cưu mang nó như thành viên trong nhà vậy. Lão yêu và quý trọng cậu Vàng như tôi trân trọng những cuốn sách của mình vậy. Tình cảm của lão dành cho cậu Vàng rất lớn, bởi vậy mà dù có đói khổ thế nào lão cũng chẳng chịu bán cậu Vàng đi.
– Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Tôi hơi giật mình hỏi lại:
– Cụ bán rồi?
Lão gật gật:
– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không đành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi:
– Thế nó cho bắt à?
Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… Giọng lão méo mó, tội nghiệp:
– Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bô”n chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuông: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi:
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo:
– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…
Nghe lão nói, tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. Tôi ngùi ngùi nhìn lão, bảo:
– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
Gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt đã đục màu như nhìn đăm đăm vào chốn nào đó:
– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão bảo:
– Kiếp người mà cũng khổ nốt thì nên làm kiếp gì cho sướng nhỉ? Đó là câu nói của một người đã trải đời mấy mươi năm. Người ta đau đớn cho kiếp làm người ngang trái, chua chát nhận ra những đắng cay cuối đời. Một câu hỏi của lão khiến tôi nặng lòng, não nề và ám ảnh: “Rốt cuộc thì làm kiếp gì cho sướng?” .
Lạ lùng thay, kiếp người có khổ cực ngang trái, có quá bao kiếp nạn thì người ta vẫn khát khao được làm người và làm người lương thiện. Tôi cố gợi chuyện khác để lão quên đi nỗi buồn thực tại. Định xuống bếp lấy vài củ khoai lang mời lão uống chén trà thì lão gọi lại nhờ tới hai việc.Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp đặng khi còn trải lão về thì trao cho nó. Việc thứ hai là lão giáo cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết nhờ hàng xóm lộ ma chay. Dặn dò tôi xong, lão lặng lẽ ra về.
Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ây họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả tuyệt vời. Trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ một tấm lòng thiện lương, một trái tim vô vàn yêu thương và giàu lòng nhân ái.