đề bài :viết bài v ăn biểu cảm về loài cây em yêu v à lập dàn ý
L àm cái n ào cx đc nha
vote 5 sao và ctlhn
0 bình luận về “đề bài :viết bài v ăn biểu cảm về loài cây em yêu v à lập dàn ý
L àm cái n ào cx đc nha
vote 5 sao và ctlhn”
DÀN Ý:
a. Mở bài:
Nêu tên loài cây và lí do mà em thích loài cây đó.
b. Thân bài:
-Các đặc điểm nổi bật của cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát.
-Mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em
-Ý nghĩa, vai trò của loài cây trong cuộc sống của con người
c. Kết bài:
-Tình cảm , ấn tượng của em đối với loài cây đó
BÀI VĂN:
Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu…
Từ lâu, cây tre đã trở thành một phần cuộc sống của người dân Việt, cây tre có mặt trong những câu truyện cổ tích, là biểu tượng của làng quê, là tượng trưng cho người Việt Nam. Nên dù có đi đâu, về đâu, tre sẽ luôn in đậm trong tâm trí mỗi người con Việt Nam, tự hào giới thiệu vẻ đẹp của nó với thế giới và tôi yêu quý loài cây này lắm.
Ở làng quê, hầu như nơi nào cũng có tre. Cây tre gắn bó với làng quê Việt Nam đã hàng trăm nghìn năm nay như một điều hiển nhiên. Không biết tre mọc từ bao giờ nhưng khi tôi lớn lên đã xuất hiện những rặng tre kiên cố, uy nghiêm bao quanh làng.
Tre có màu xanh lục, đậm dần khi xuống gốc, lá cũng rất xanh, nhỏ và thành từng nan. Hồi nhỏ, con nít thường lấy đọt tre để xâu thành vòng tay, vòng cổ dễ thương cực, và tôi cũng đã từng thế. Tre lớn lên từ búp măng, măng non nhọn hoắt, tràn đầy sức sống đâm thẳng lên mặt đất mà không lo sợ mưa gió bão bùng, thế mới biết được sức sống phi thường của loài cây này. Cây tre không đơn lẻ một mình mà đoàn kết thành bụi, rặng, khóm tre. Thân tre gầy guộc, ống rỗng bên trong, ngoài trơn láng, rễ tre bám chắc vào đất, dù thân có gãy thì rễ vẫn sống để lên búp măng mới.
Có lẽ, ngoài cỏ dại thì tre là loài cây dễ sống nhất, ở bất kỳ đâu, dù “đất sỏi, đá vôi bạc màu”, đất cằn cỗi nghèo nàn dinh dưỡng thì tre vẫn vươn mình trước gió, hiên ngang với đất trời. Hình tượng đó được ví như sức sống của những con người Việt Nam, kiên cường, bất khuất không ngại gian khổ, khó khăn để giành lấy tự do, giành lấy quyền sống chính đáng cho mình. Và là biểu tượng cho những con người siêng năng cần cù, chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó, là tính cách đoàn kết thủy chung, chở che đùm bọc lẫn nhau.
Hình ảnh bụi tre gắn liền với cuộc sống và con người thôn quê, cùng với cây đa, giếng nước, cây trẻ trở thành một thứ “đặc sản” của làng quê Việt Nam, từ Nam ra Bắc, vùng quê nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh rặng tre xanh mát đung đưa vui đùa cùng gió. Bóng tre dang rộng tỏa bóng mát trưa hè, bác nông dân có nơi để ngã lưng chợp mắt, những chú trâu có chỗ nghỉ chân mà nhởn nhơ gặm cỏ….
Tre gần gũi, thân thuộc, đã, đang và sẽ vẫn trợ giúp cho đời sống của chúng ta. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé, cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá,… Tre đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo, vân vân. Từ trẻ con đến người già, từ đàn bà đến đàn ông, chắc chắn ai cũng đã sử dụng đồ dùng nào đó được làm bằng tre. Ngoài ra, măng tre non được dùng làm thực phẩm, lá tre thì có thể làm thức ăn cho gia súc. Dù không phải là vật liệu quý hiếm có giá trị đa năng nhưng tre thực sự rất quan trọng đối với đời sống của con người.
Cây tre vốn đã in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, tre gắn với văn hóa truyền thống và lịch sử đấu tranh giành hòa bình.Trong tác phẩm cây tre Việt Nam của Thép Mới có viết: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
Hay ngay trong truyền thuyết Thánh Gióng, thì cây tre cũng đã được sử dụng như một loại “vũ khí” để tiêu diệt quân thù. Ngày nay cuộc sống đã thay đổi, các vật dụng làm từ tre cũng không nhiều nữa, đầu làng ít thấy thấp thoáng lũy tre xanh, con người cũng ít phải ngòi hóng mát dưới gốc tre nữa. Tuy vậy cây tre mãi mãi vẫn tồn tại trong tâm trí người dân Việt và là biểu tượng không bao giờ thay đổi của dân tộc ta.
*CHÚC BN HỌC TỐT* Hay thì cho vote 5* và CTHN nha*
Mỗi loài cây có một vẻ đẹp riêng của nó mà không thể lẫn vào đâu được. Cây chuối cũng vậy, nó giản dị, đơn sơ như cô gái miền quê. Nhưng nó cũng mang vẻ quý phái như cô gái thành thị.Cái màu đặc trưng mà cây chuối tạo ra cho chúng ta là màu xanh, xanh từ thân cây đến ngọn lá cuối cùng. Cây chuối bám rễ sâu vào lòng đất, thân cây láng bóng như làn da của những đứa trẻ thơ nhưng khi chuối già thì thân cây có một lớp vỏ bọc màu nâu xám, thân thẳng như cột nhà. Lũ trẻ con chúng tôi lúc đó thích ôm lấy thân cây lắm vì nó không có gai hay gì cả nên chúng tôi ôm nó như một người bạn.Lá chuối tản ra như những cái quạt nan to lớn. So với các loài cây khác thì chuối là loài cây không có cành. Bắp chuối có màu đỏ tím và vỏ bọc bên ngoài của nó như những cánh hoa sen to lớn nên nhìn rất đẹp.Ở mỗi vùng miền sẽ có những cây riêng biệt mà các vùng khác không thể trồng được nhưng riêng cây chuối đi khắp dải đất việt nam này đâu đâu ta cũng thấy hình ảnh của nó.Chuối dường như chẳng bỏ được thứ gì. Nó tạo ra nhiều hữu ích cho con người. Không chỉ bởi nó đem đến cho con người những quả chuối ăn rất ngon với hương vị ngọt lịm, màu vàng hấp dẫn. Món bánh truyền thống trong mỗi gia đình việt nam ngày tết là bánh chưng, bánh giày thì lá chuối là lớp vỏ ngoài để tạo nên hương vị đặc sắc của món bánh truyền thống đó. Thân chuối có thể cho lợn ăn . Thỉnh thoảng có người còn xin cả rễ chuối về làm thuốc.Tuổi thơ em cùng các bạn đùa nghịch bên những cây chuối nào là móc võng để nằm, nào là lấy lá chuối làm đồ chơi…Mùa hè, màu xanh tươi mát của lá chuối cùng những cơn gió hiu hiu làm tan đi cái nắng oi ả khó chịu. Tiếng những tàu lá chuối xào xạc, ve kêu râm ran, chim hót líu lo tạo thành bản giao hưởng mùa hè của tuổi thơ em.Em yêu quý cây chuối lắm và thầm cảm ơn thiên nhiên đã đem đến cho con người loài cây có ích này.
DÀN Ý:
a. Mở bài:
Nêu tên loài cây và lí do mà em thích loài cây đó.
b. Thân bài:
-Các đặc điểm nổi bật của cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát.
-Mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em
-Ý nghĩa, vai trò của loài cây trong cuộc sống của con người
c. Kết bài:
-Tình cảm , ấn tượng của em đối với loài cây đó
BÀI VĂN:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu…
Từ lâu, cây tre đã trở thành một phần cuộc sống của người dân Việt, cây tre có mặt trong những câu truyện cổ tích, là biểu tượng của làng quê, là tượng trưng cho người Việt Nam. Nên dù có đi đâu, về đâu, tre sẽ luôn in đậm trong tâm trí mỗi người con Việt Nam, tự hào giới thiệu vẻ đẹp của nó với thế giới và tôi yêu quý loài cây này lắm.
Ở làng quê, hầu như nơi nào cũng có tre. Cây tre gắn bó với làng quê Việt Nam đã hàng trăm nghìn năm nay như một điều hiển nhiên. Không biết tre mọc từ bao giờ nhưng khi tôi lớn lên đã xuất hiện những rặng tre kiên cố, uy nghiêm bao quanh làng.
Tre có màu xanh lục, đậm dần khi xuống gốc, lá cũng rất xanh, nhỏ và thành từng nan. Hồi nhỏ, con nít thường lấy đọt tre để xâu thành vòng tay, vòng cổ dễ thương cực, và tôi cũng đã từng thế. Tre lớn lên từ búp măng, măng non nhọn hoắt, tràn đầy sức sống đâm thẳng lên mặt đất mà không lo sợ mưa gió bão bùng, thế mới biết được sức sống phi thường của loài cây này. Cây tre không đơn lẻ một mình mà đoàn kết thành bụi, rặng, khóm tre. Thân tre gầy guộc, ống rỗng bên trong, ngoài trơn láng, rễ tre bám chắc vào đất, dù thân có gãy thì rễ vẫn sống để lên búp măng mới.
Có lẽ, ngoài cỏ dại thì tre là loài cây dễ sống nhất, ở bất kỳ đâu, dù “đất sỏi, đá vôi bạc màu”, đất cằn cỗi nghèo nàn dinh dưỡng thì tre vẫn vươn mình trước gió, hiên ngang với đất trời. Hình tượng đó được ví như sức sống của những con người Việt Nam, kiên cường, bất khuất không ngại gian khổ, khó khăn để giành lấy tự do, giành lấy quyền sống chính đáng cho mình. Và là biểu tượng cho những con người siêng năng cần cù, chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó, là tính cách đoàn kết thủy chung, chở che đùm bọc lẫn nhau.
Hình ảnh bụi tre gắn liền với cuộc sống và con người thôn quê, cùng với cây đa, giếng nước, cây trẻ trở thành một thứ “đặc sản” của làng quê Việt Nam, từ Nam ra Bắc, vùng quê nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh rặng tre xanh mát đung đưa vui đùa cùng gió. Bóng tre dang rộng tỏa bóng mát trưa hè, bác nông dân có nơi để ngã lưng chợp mắt, những chú trâu có chỗ nghỉ chân mà nhởn nhơ gặm cỏ….
Tre gần gũi, thân thuộc, đã, đang và sẽ vẫn trợ giúp cho đời sống của chúng ta. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé, cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá,… Tre đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo, vân vân. Từ trẻ con đến người già, từ đàn bà đến đàn ông, chắc chắn ai cũng đã sử dụng đồ dùng nào đó được làm bằng tre. Ngoài ra, măng tre non được dùng làm thực phẩm, lá tre thì có thể làm thức ăn cho gia súc. Dù không phải là vật liệu quý hiếm có giá trị đa năng nhưng tre thực sự rất quan trọng đối với đời sống của con người.
Cây tre vốn đã in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, tre gắn với văn hóa truyền thống và lịch sử đấu tranh giành hòa bình.Trong tác phẩm cây tre Việt Nam của Thép Mới có viết: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
Hay ngay trong truyền thuyết Thánh Gióng, thì cây tre cũng đã được sử dụng như một loại “vũ khí” để tiêu diệt quân thù.
Ngày nay cuộc sống đã thay đổi, các vật dụng làm từ tre cũng không nhiều nữa, đầu làng ít thấy thấp thoáng lũy tre xanh, con người cũng ít phải ngòi hóng mát dưới gốc tre nữa. Tuy vậy cây tre mãi mãi vẫn tồn tại trong tâm trí người dân Việt và là biểu tượng không bao giờ thay đổi của dân tộc ta.
*CHÚC BN HỌC TỐT*
Hay thì cho vote 5* và CTHN nha*
Mỗi loài cây có một vẻ đẹp riêng của nó mà không thể lẫn vào đâu được. Cây chuối cũng vậy, nó giản dị, đơn sơ như cô gái miền quê. Nhưng nó cũng mang vẻ quý phái như cô gái thành thị. Cái màu đặc trưng mà cây chuối tạo ra cho chúng ta là màu xanh, xanh từ thân cây đến ngọn lá cuối cùng. Cây chuối bám rễ sâu vào lòng đất, thân cây láng bóng như làn da của những đứa trẻ thơ nhưng khi chuối già thì thân cây có một lớp vỏ bọc màu nâu xám, thân thẳng như cột nhà. Lũ trẻ con chúng tôi lúc đó thích ôm lấy thân cây lắm vì nó không có gai hay gì cả nên chúng tôi ôm nó như một người bạn. Lá chuối tản ra như những cái quạt nan to lớn. So với các loài cây khác thì chuối là loài cây không có cành. Bắp chuối có màu đỏ tím và vỏ bọc bên ngoài của nó như những cánh hoa sen to lớn nên nhìn rất đẹp. Ở mỗi vùng miền sẽ có những cây riêng biệt mà các vùng khác không thể trồng được nhưng riêng cây chuối đi khắp dải đất việt nam này đâu đâu ta cũng thấy hình ảnh của nó. Chuối dường như chẳng bỏ được thứ gì. Nó tạo ra nhiều hữu ích cho con người. Không chỉ bởi nó đem đến cho con người những quả chuối ăn rất ngon với hương vị ngọt lịm, màu vàng hấp dẫn. Món bánh truyền thống trong mỗi gia đình việt nam ngày tết là bánh chưng, bánh giày thì lá chuối là lớp vỏ ngoài để tạo nên hương vị đặc sắc của món bánh truyền thống đó. Thân chuối có thể cho lợn ăn . Thỉnh thoảng có người còn xin cả rễ chuối về làm thuốc. Tuổi thơ em cùng các bạn đùa nghịch bên những cây chuối nào là móc võng để nằm, nào là lấy lá chuối làm đồ chơi…Mùa hè, màu xanh tươi mát của lá chuối cùng những cơn gió hiu hiu làm tan đi cái nắng oi ả khó chịu. Tiếng những tàu lá chuối xào xạc, ve kêu râm ran, chim hót líu lo tạo thành bản giao hưởng mùa hè của tuổi thơ em. Em yêu quý cây chuối lắm và thầm cảm ơn thiên nhiên đã đem đến cho con người loài cây có ích này.