ĐỀ BÀI
-viết bài văn tìm hiểu về truyền thống học tập
-Mong được mọi người giúp đỡ viết đc một bài hay!!
0 bình luận về “ĐỀ BÀI
-viết bài văn tìm hiểu về truyền thống học tập
-Mong được mọi người giúp đỡ viết đc một bài hay!!”
Dân tộc ta với truyền thống ngàn năm văn hiến, biết bao tấm gương hiếu học vẫn vang danh đến muôn đời. Đó là những bài học quý báu truyền lại cho thế hệ con cháu đất Việt để viết tiếp trang sử hào hùng, ghi danh với non sông. Một trong những tấm gương khiến em khâm phục và xúc động nhất đó là tinh thần hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi .
Theo tài liệu lịch sử để lại, ông sinh năm 1272 trên mảnh đất quê hương Chí Linh, Hải Dương. Ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải theo mẹ vào rừng sâu kiếm củi để sống qua ngày. Vì có tướng mạo thấp bé, xấu xí nên ông thường bị bạn bè khinh rẻ. Trải qua những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ, Mạc Đĩnh Chi hiểu rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường.
Sau những ngày tháng học hành miệt mài và gian nan, năm 1304 khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi Đình và ông được chấm đỗ Trạng Nguyên. Tuy nhiên, khi vào yết kiến vua, thấy dung đạo ông xấu xí nên vua tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu. Hiểu ý nhà vua, ông đã làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) để dâng vua. Mạc Đĩnh Chi ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người vì tướng mạo bên ngoài. Vua Anh Tông xem xong khen là thiên tài, liền ban áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ. Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho mời ông vào hỏi việc chính trị. Ông trả lời đây ra đấy khiến vua rất hài lòng và ban cho nhiều chức quan cao quý trong triều đình.
Câu chuyện về tấm gương hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi chỉ là một trong nhiều câu chuyện về tinh thần hiếu học của người dân đất nước Việt Nam. Ngày nay, có biết bao bạn học sinh dù gia cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên trong học tập, dành nhiều thành tích xuất sắc. Đó là những đóa hoa sen thơm ngát, giữa bùn lầy vẫn vươn cao tỏa ngát hương thơm. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để xứng đáng với truyền thống cha ông đi trước, để thầy cô và cha mẹ luôn vui lòng và tự hào về em.
Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Dân tộc ta với truyền thống ngàn năm văn hiến, biết bao tấm gương hiếu học vẫn vang danh đến muôn đời. Đó là những bài học quý báu truyền lại cho thế hệ con cháu đất Việt để viết tiếp trang sử hào hùng, ghi danh với non sông. Một trong những tấm gương khiến em khâm phục và xúc động nhất đó là tinh thần hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi .
Theo tài liệu lịch sử để lại, ông sinh năm 1272 trên mảnh đất quê hương Chí Linh, Hải Dương. Ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải theo mẹ vào rừng sâu kiếm củi để sống qua ngày. Vì có tướng mạo thấp bé, xấu xí nên ông thường bị bạn bè khinh rẻ. Trải qua những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ, Mạc Đĩnh Chi hiểu rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường.
Sau những ngày tháng học hành miệt mài và gian nan, năm 1304 khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi Đình và ông được chấm đỗ Trạng Nguyên. Tuy nhiên, khi vào yết kiến vua, thấy dung đạo ông xấu xí nên vua tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu. Hiểu ý nhà vua, ông đã làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) để dâng vua. Mạc Đĩnh Chi ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người vì tướng mạo bên ngoài. Vua Anh Tông xem xong khen là thiên tài, liền ban áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ. Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho mời ông vào hỏi việc chính trị. Ông trả lời đây ra đấy khiến vua rất hài lòng và ban cho nhiều chức quan cao quý trong triều đình.
Câu chuyện về tấm gương hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi chỉ là một trong nhiều câu chuyện về tinh thần hiếu học của người dân đất nước Việt Nam. Ngày nay, có biết bao bạn học sinh dù gia cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên trong học tập, dành nhiều thành tích xuất sắc. Đó là những đóa hoa sen thơm ngát, giữa bùn lầy vẫn vươn cao tỏa ngát hương thơm. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để xứng đáng với truyền thống cha ông đi trước, để thầy cô và cha mẹ luôn vui lòng và tự hào về em.
bài làm
Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.