Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu về bài thơ(chọn 1 trong các bài thơ sau:nhớ rừng, ông đồ, chợ Tết, nắng mới, vội vàng, quê hương) TUYỆT ĐỐI K

By Lyla

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu về bài thơ(chọn 1 trong các bài thơ sau:nhớ rừng, ông đồ, chợ Tết, nắng mới, vội vàng, quê hương)
TUYỆT ĐỐI KO COPY MẠNG NHÉ

0 bình luận về “Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu về bài thơ(chọn 1 trong các bài thơ sau:nhớ rừng, ông đồ, chợ Tết, nắng mới, vội vàng, quê hương) TUYỆT ĐỐI K”

  1. Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã khắc họa bức tranh cảnh thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tuyệt đẹp. Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh ” trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng “. Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động” phăng”,” vươt ” đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo ” cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Ôi! Nhà thơ phải có 1 tình cảm thiêng liêng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

    Trả lời
  2. Bài Thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới lưu luyến về tàn tích của 1 phong trào văn học tàn lụi. Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn, nho học đã bị thất truyền, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây. Bài thơ theo 3 cục 3 phần.Phần đầu nói về lúc mà ông đồ còn vị trí trong xã hội, còn được mọi người tắc tắc ngợi khen cái tài viết chữ trong khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm.Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, khi ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai chú ý.Và câu cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi. Ông đồ vẻ buồn tủi, khép lại một nền nho học cũ

    Trả lời

Viết một bình luận