Đề: Cảm nhận của em về món quà tuổi thơ – Không chép mạng

Đề: Cảm nhận của em về món quà tuổi thơ
– Không chép mạng

0 bình luận về “Đề: Cảm nhận của em về món quà tuổi thơ – Không chép mạng”

  1. Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.

    Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

    Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

    Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là “con lật đật”. Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:” con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này”. Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẻ cùng nó.

    Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: “hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con”.

    Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

         Mong rằng bài văn trên có thể làm em tham khảo khi đi thi                         

         Học tốt nha     UvU

    @nganhoang0911

    Bình luận
  2. Mở bài: Nếu tuổi thơ là một cuốn sách dày, tôi xin đươc mở lại từ trang đầu tiên nhất để nhắc nhở chính mình mãi ghi khắc từng kỉ niệm. Tôi sẽ dành trọn một ngày để nhớ về món quà tuổi thơ gắn với hình ảnh bà tôi. Món quà ấy dù chỉ là một hộp phấn màu nhưng nó chứa đựng cả nước mắt và nụ cười mà tôi đã đánh rơi trong kí ức.

    Cảm nghĩ của em về món quà tuổi thơ

    Tôi sinh ra ở một vùng nông thôn nghèo và nhà bà tôi cũng nghèo như thế. Vì cuộc sống mưu sinh, cha tôi phải đi làm xa, lâu lâu về thăm chúng tôi vài ngày rồi lại đi. Mẹ thay cha gánh vác mọi việc đồng án và chăm lo con cái. Thời gian của chị em tôi chủ yếu là quanh quẩn bên bà rồi xây những ngôi nhà chòi bên liếp chuối. Tôi vào lớp một nhưng chỉ được vài quyển sách cũ của anh chị trước và hai cuốn tập trắng. Giờ mỹ thuật tôi chỉ biết mượn những cây màu sáp của đứa bạn gần nhà để sơn. Có một lần vì giận tôi nó không cho mượn nữa, giờ mỹ thuật tôi bị điểm thấp với lời phê không đầy đủ dụng cụ học tập. Tôi đã khóc sướt mướt cả ngày hôm đó và kể lại cho bà nghe. Bà nựng cháu rồi mắng yêu “tổ cha bây, có vậy mà khóc lóc, để hai bữa nữa gom đủ mớ trứng gà với mấy trái ổi chín ra chợ bán, nội mua cho”. Hai ngày hôm sau, tôi chờ đợi và hi vọng. Tôi thấy bà tôi cặm cụi bắt từng con sâu và bọc từng trái ổi sợ lũ chim đến bói. Nội chăm chút cho cô gà mái mơ đẻ thật nhiều trứng. Và ngày thứ ba, nội tất tả đi chợ từ rất sớm. Nhà tôi cách con đường lớn hơn 2 cây số, nội phải lội bộ ra con đường lớn để bắt xe ôm đi chợ. Trưa hôm đó, vừa thấy bóng dáng bà tôi đã chạy đến và nhận món quà từ tay bà. Hộp màu hình chữ nhật khá nhỏ so với tưởng tượng của tôi nhưng lại nặng hơn hộp màu của các bạn tôi. Vỏ hộp bằng giấy cứng màu xanh nhạt có in hình những viên phấn màu xanh đỏ đang nằm ngay ngắn. Trong lúc háo hức tôi chẳng mảy may nghi ngờ dù đã đọc được dòng chữ trên mặt trước của hộp màu “phấn màu viết bảng không bụi”. Phía trên cùng gần nắp hộp có in logo nhà sản xuất “Công ty phấn MiC”. Phía dưới thêm vào một hàng chữ khá to viết bằng tiếng Anh in màu đỏ mà sau này tôi mới biết nó cũng có nghĩa là phấn bảng. Tôi không đợi đọc hết những gì bên ngoài vỏ đã lấy màu ra sơn vào tập. Thế nhưng tô đến đâu phấn bay đến đó chẳng chút nào bám vào tập. Tôi phát hiện ra đó là phấn màu dành cho thầy cô viết bảng chứ không phải bút sáp màu mà tôi mong muốn. Tôi lật tới lật lui hộp phấn, bên hông hộp có để số lượng 10 viên phấn màu. Phải rồi 10 viên phấn màu của tôi còn nằm ngay ngắn trong một giá đựng bằng giấy với các màu xanh, đỏ, vàng, trắng, cam, hồng, da trời, xám, nâu, lục. Thế nhưng nó chẳng phải là bút sáp màu. Tôi òa lên khóc tức tửi. Tôi bảo bà không thương tôi, bà chẳng hiểu tôi. Những lời nói ấy mãi sau này khi nhớ lại, tôi ân hận vô cùng. Lúc ấy, bà tôi buồn lắm, bà lẳng lặng lau dòng nước mắt rồi hứa với tôi sẽ dẫn tôi mua hoppj bút sáp màu thật sự. Giá mà tôi hiểu được bà đã dành dụm tiền và lặn lội đường xa vì tôi, tôi đã không cư xử thế.

     Trên đời, không có gì là vô dụng cả. Bà tôi xin của chị hàng xóm một tấm bảng thật to nhưng bị vỡ về treo ngay ngắn ở trước nhà. Tôi thích thú dùng phấn màu viết lên bảng và tưởng tượng mình là cô giáo tí hon. Tôi nắn nót cả ngày để luyện chữ mà chẳng cần đi chơi cùng đám bạn. Có bảng và phấn, tôi dạy các em mình đọc chữ O, A. Lũ trẻ hàng xóm thích thú cũng sang chơi và tôi nghiễm nhiên trở thành cô giáo học chưa hết lớp một. Từ ngày tôi siêng năng luyện chữ và học bài cùng viên phấn, kết quả học tập của tôi tiến bộ rõ ràng. Anh đối diện nhà cho mượn chì màu trong môn vẽ nên tôi cũng quên đi lời hứa của bà và không đòi bà mua cho mình sáp màu nữa. Thấy tôi vui vẻ nâng niu từng viên phấn, bà cũng mỉm cười hài lòng. Nhờ luyện chữ mỗi ngày nên tôi được tuyển đi thi chữ đẹp cấp trường. Kết quả được giải nhì và chuẩn bị đi thi cấp huyện. Cha, mẹ tôi rất vui đã thưởng cho tôi một quyển vỡ trắng tinh và một cây bút thật đẹp. Bà ôm tôi vào lòng rồi nói nhỏ “nội có tiền rồi, nội vừa bán mớ trầu với buồng cau sau hè, mai bà cháu mình đi chợ, nội mua cho con hộp màu”. Tôi lại háo hức định nhận lời nhưng nghĩ lại nội mặc chiếc áo vá vai nên thôi. Tôi nói với bà “Con có màu rồi nội, anh An cho con hộp màu cũ, nhưng nó còn mới lắm bà”. Bà cười to “Tổ cha bây, lúc trước đòi lắm mà giờ lại thôi, vậy và để tiền sang năm tới bà mua cho bộ sách mới mà đi học”. Thế mà chưa đến sang năm học mới, bà tôi đã mất. Tôi nghẹn ngào ôm món quà bà tặng rồi âm thầm khóc. Với tôi giờ đây, hộp phấn màu không chỉ là người bạn đồng hành mà còn là một kí ức chẳng bao giờ tôi muốn mất đi.

    6 năm trôi qua, hộp phấn màu của tôi vẫn còn nguyên vẹn dù mỗi viên chỉ là một nửa. Từ ngày bà mất, tôi đã không sử dụng đến nó và cất nó vào ngăn tủ kín đáo nhất như cất giấu kỉ niệm về bà. Mỗi lần giỗ bà, tôi lặng lẽ mang hộp phấn đặt lên bàn thờ và thầm hứa với bà, tôi sẽ cố gắng học thật giỏi, sống thật tốt và ngoan ngoãn với mẹ cha như lời bà căn dặn.

    Bình luận

Viết một bình luận