*Đề chuyên nên nhờ mấy bạn chuyên văn làm giúp mình nhé, làm mấy câu cũng được nè
Câu 1: (3,0 điểm) Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu cảm
nhận của em về đoạn thơ ấy ?
Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích giá trị, ý nghĩa (cả về nghệ thuật và nội dung) của chi tiết cái
bóng trong truyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Câu 3: (12 điểm) Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sỹ trong hai bài thơ: "Đồng
chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) ⇒ ⇒
Câu 1:
*Chép thơ:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
*Cảm nhận:
– Biện pháp tu từ nhân hóa, những hình ảnh giàu sức biểu cảm, cách nói giảm 4 câu thơ khổ cuối bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh) đã thể hiện cảm nhận về sự biến đổi của thiên nhiên từ lúc giao mùa cuối hạ sang đầu thu. Những yếu tố về thời tiết ( bao gồm nắng, mưa, sấm) được phát hiện trong những biến đổi tinh vi (vẫn còn, vơi dần, bớt).
– Bài thơ còn có nghĩa ẩn dụ: Nói lên sức sống mãnh liệt của tâm hồn con người. Dù tuổi đã “sang thu” nhưng vẫn còn rộn rực, nồng nàn tình cảm trước thiên nhiên cuộc đời.
– “Sấm” là những vang động, “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh con người từng trải bình thản đón nhận những tác động bất thường của cuộc sống trong sự lạc quan yêu đời.
Câu 2:
*Nghệ thuật:
+ Chi tiết cái bóng tạo thành cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, đặc biệt và hấp dẫn.
+ Cái bóng là biểu hiện của tình yêu thương, lòng chung thủy trở thành nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau oan khúc dẫn đến cái chết thảm thương của nhân vật (thắt nút).
+ Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương (mở nút).
*Nội dung:
+ Chi tiết cái bóng gây ra cái chết Vũ Nương thêm oan ức và giá trị kháng cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với phụ nữ thêm sâu sắc.
+ Giá như chi tiết cái bóng, tác giả ngầm muốn nói trong xã hội phong kiến số phận người phụ nữ mong manh và xem thường chẳng khác nào cái bóng trên tường.