ĐỀ: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

By aihong

ĐỀ:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Cảm nhận của em về niềm thương nhớ quá khứ oai hùng; nỗi uất hận, căm hờn khi bị giam cầm và khát khao tự do mãnh liệt của vị chúa sơn lâm qua khổ thơ trên.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
1/ Mở bài:
– Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ mới Việt Nam…..
– Nhắc đến bài thơ “Nhớ rừng” ta không thể…. Đây là khổ thơ hay về nỗi uất hận, căm hờn khi bị giam cầm và khát khao tự do mãnh liệt của vị chúa sơn lâm.
– Trích khổ thơ:

2/ Thân bài:
-Hoàn cảnh, xuất xứ :- Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935…
– Luận điểm 1: Trong “Nhớ rừng” của Thế Lữ niềm thương nhớ quá khứ oai hùng, rực rỡ được thể hiện rất rõ qua bức tranh tứ bình tuyệt đẹp.
+Cảnh đêm vàng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”
Với câu hỏi tu từ, không gian “bờ suối”, thời gian “đêm vàng” cùng với sắc màu ” trắng, đen”
Bức tranh mang vẻ đẹp huyền bí của đêm trăng vàng, bờ suối, trăng trên trời, trăng dưới nước. Hổ say mồi, say cả ánh trăng.
–>Thế Lữ vẽ ra khung cảnh vừa thực, vừa huyền ảo, lãng mạn, nên thơ.
+Cảnh mưa trắng đại ngàn:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
sử dụng động từ mạnh “Mưa chuyển bốn phương ngàn” miêu tả âm thanh những cơn mưa rừng trút như xối xả…
hổ không hề tỏ ra sợ hãi mà với tư thế bình thản “lặng ngắm giang san” bởi “ta” là chúa tể muôn loài. “Ta” đã sống và chứng kiến biết bao sự thay đổi với phong thái ung dung vô cùng dũng mãnh và đĩnh đạc.
..
+Cảnh bình minh xanh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”
Với sắc màu “cây xanh, nắng vàng” và âm thanh của tiếng chim hót. Đối lập với hình ảnh dữ dội của mưa rừng thì cảnh bình minh lại yên bình và tươi đẹp hơn nhiều,sự sống lại tiếp tục, lại reo vang
+Cảnh mặt trời đỏ:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Màu sắc chủ đạo của mảnh ghép trong bức tranh tứ bình này lại là màu đỏ. Màu đỏ của ánh “mặt trời” và còn là màu đỏ của “máu”. Từ láy “lênh láng”…. Khi nhắc đến mặt trời còn người ta thường nghĩ đến một vũ trụ to lớn nhưng với hổ thì không nó chỉ là “mảnh mặt trời” mà thôi. Quả thật xứng danh là một chúa tể muôn loài.
–> Chốt ý: Bức tranh tứ bình bằng bút pháp sáng tạo, tài hoa. Thế Lữ đã tạo ra cảnh đêm vàng, mưa trắng đại ngàn, bình minh xanh và mặt trời đỏ đủ màu sắc, sinh động. Trong những bức tranh ấy, hổ ta là nhân vật trung tâm đầy quyền uy, đầy sức mạnh ngang tầm trời đất. tác giả mượn lời của hổ để bộc lộ niềm nhớ thương nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng của vị chúa tể sơn lâm.
– Luận điểm 2: Trong ” Nhớ rừng” của Thế Lữ Khổ thơ thứ ba còn thể hiện nỗi nhớ về đại ngàn hùng vĩ, hoang vu đầy bí hiểm
qua hàng loạt câu hỏi tu từ trong khổ thơ.
“nào đâu…”, “đâu…”
+ Sau nỗi nhớ da diết quá khứ vàng son, oanh liệt chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng trở về với thực tại bị giam cầm trong cũi sắt lòng đau đớn và cay đắng vô cùng.
+Khổ thơ khép lại là lời ai oán, than vãn của con hổ.
“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Lại một lần nữa câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ kết hợp với thán từ. Thế Lữ làm nổi bật tâm trạng ngao ngán, chán chường, khát khao tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm, của người dân Việt Nam mất nước khi xưa…
3. Kết bài:
-Có thể nói khổ thơ thứ ba bài ” Nhớ rừng” của Thế Lữ là khổ thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ huy hoàng.
– Tâm trạng của con hổ cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.

0 bình luận về “ĐỀ: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

  1. BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO!!!

         Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ mới Việt Nam. Bài thơ “Nhớ rừng “in trong tập “Mấy vần thơ”. Nhắc đến bài thơ “Nhớ rừng” ta không thể không nhắc đến khổ ba của bài. Đây là khổ thơ hay về nỗi uất hận, căm hờn khi bị giam cầm và khát khao tự do mãnh liệt của vị chúa sơn lâm. 

    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

    Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

    Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng

    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 

         Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935. Bài thơ “Nhớ rừng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng, làm nên thành công cho hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn

         Trong “Nhớ rừng” của Thế Lữ niềm thương nhớ quá khứ oai hùng, rực rỡ được thể hiện rất rõ qua bức tranh tứ bình tuyệt đẹp.

    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Với câu hỏi tu từ, không gian “bờ suối”, thời gian “đêm vàng” cùng với sắc màu ” trắng, đen” Bức tranh mang vẻ đẹp huyền bí của đêm trăng vàng, bờ suối, trăng trên trời, trăng dưới nước. Hổ say mồi, say cả ánh trăng. Thế Lữ vẽ ra khung cảnh vừa thực, vừa huyền ảo, lãng mạn, nên thơ. 

    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

    Ở hai câu này tác giả sử dụng động từ mạnh “Mưa chuyển bốn phương ngàn” miêu tả âm thanh những cơn mưa rừng trút như xối xả… hổ không hề tỏ ra sợ hãi mà với tư thế bình thản “lặng ngắm giang san” bởi “ta” là chúa tể muôn loài. “Ta” đã sống và chứng kiến biết bao sự thay đổi với phong thái ung dung vô cùng dũng mãnh và đĩnh đạc.

    Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

    Với sắc màu “cây xanh, nắng vàng” và âm thanh của tiếng chim hót. Đối lập với hình ảnh dữ dội của mưa rừng thì cảnh bình minh lại yên bình và tươi đẹp hơn nhiều,sự sống lại tiếp tục, lại reo vang. Đến chữ “đâu” giọng điệu khác hẳn. Không còn là than thở mà đã là lời chất vấn quá khứ, lời chất vấn dữ dội oai linh.

    Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng

    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

    Màu sắc chủ đạo của mảnh ghép trong bức tranh tứ bình này lại là màu đỏ. Màu đỏ của ánh “mặt trời” và còn là màu đỏ của “máu”. Từ láy “lênh láng”…. Khi nhắc đến mặt trời còn người ta thường nghĩ đến một vũ trụ to lớn nhưng với hổ thì không nó chỉ là “mảnh mặt trời” mà thôi. Quả thật xứng danh là một chúa tể muôn loài. Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo đó là máu của mặt trời, ánh tà dương lúc hấp hối, qua cảm nhận của con mảnh thú… Trong vũ trụ này, chi có một kẻ duy nhất được Chúa Sơn lâm xom là kì phùng địch thủ: vầng thái dương…

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 

    Và, con hổ chỉ còn biết “ôm niềm uất hận ngàn thâu (thu)”, một niềm uất hận lớn, niềm uất hận vĩnh cửu và chỉ còn biết ghét, ghét cay ghét đắng, sự trì trệ, sự tầm thường, sự giả dối, sự học đòi, sự bắt chước, … Bức tranh tứ bình bằng bút pháp sáng tạo, tài hoa. Thế Lữ đã tạo ra cảnh đêm vàng, mưa trắng đại ngàn, bình minh xanh và mặt trời đỏ đủ màu sắc, sinh động. Trong những bức tranh ấy, hổ ta là nhân vật trung tâm đầy quyền uy, đầy sức mạnh ngang tầm trời đất. tác giả mượn lời của hổ để bộc lộ niềm nhớ thương nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng của vị chúa tể sơn lâm.

         Trong ” Nhớ rừng” của Thế Lữ Khổ thơ thứ ba còn thể hiện nỗi nhớ về đại ngàn hùng vĩ, hoang vu đầy bí hiểm qua hàng loạt câu hỏi tu từ trong khổ thơ. “nào đâu…”, “đâu…”. Sau nỗi nhớ da diết quá khứ vàng son, oanh liệt chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng trở về với thực tại bị giam cầm trong cũi sắt lòng đau đớn và cay đắng vô cùng. Khổ thơ khép lại là lời ai oán, than vãn của con hổ. “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Lại một lần nữa câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ kết hợp với thán từ. Thế Lữ làm nổi bật tâm trạng ngao ngán, chán chường, khát khao tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm, của người dân Việt Nam mất nước khi xưa.

         Có thể nói khổ thơ thứ ba bài ” Nhớ rừng” của Thế Lữ là khổ thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ huy hoàng. Tâm trạng của con hổ cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.

    xin hay nhất ạ!

    Trả lời

Viết một bình luận