Để thiêt lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, nhân dân liên xô đã phải trải qua những chặng đường nào? Đạt được những thành tựu gì? Tại sao có đư

Để thiêt lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, nhân dân liên xô đã phải trải qua những chặng đường nào? Đạt được những thành tựu gì? Tại sao có được những thành tựu đó

0 bình luận về “Để thiêt lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, nhân dân liên xô đã phải trải qua những chặng đường nào? Đạt được những thành tựu gì? Tại sao có đư”

  1. Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.

    Vào đầu thế kỷ XX, Đế quốc Nga là một nước lớn ở châu Âu có tiềm lực đất đai và dân số to lớn, nhưng trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn rất lạc hậu so với các cường quốc châu Âu khác như Anh, Đức, Pháp… Xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa: xã hội Nga là xã hội chuyên chế độc tài của quý tộc và tư sản lớn, tự do tư tưởng bị bóp nghẹt không làm hài lòng giới trí thức (интеллигенция – intelligentsia), trung lưu thành thị và giới tư sản quý tộc nhỏ. Nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lenin đứng đầu với đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

    Những mâu thuẫn trên trong Chiến tranh thế giới thứ nhất không những không được cởi bỏ mà còm trầm trọng thêm với những thất bại to lớn trong chiến tranh, xã hội Nga đi vào bất ổn. Quốc khố cạn kiệt, nợ nước ngoài cao, lạm phát không kiểm soát được, dân chúng cực khổ, chiến tranh làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp gây thất nghiệp đô thị trầm trọng, nạn đói lan tràn tại nông thôn, các tầng lớp nhân dân, binh lính oán ghét nhà cầm quyền và chiến tranh, trong quân đội mâu thuẫn giữa binh lính và tầng lớp sĩ quan quý tộc phát triển thành chống đối. Tháng 2 năm 1917 đã nổ ra Cách mạng tháng Hai: khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd đã lật đổ chính phủ Nga hoàng và thành lập Chính phủ Lâm thời do Aleksandr Fyodorovich Kerensky – một đảng viên của Đảng Cách mạng Xã hội đứng đầu. Chính phủ Lâm thời chủ trương phá bỏ chế độ độc tài chuyên chế, tự do hóa xã hội Nga theo các tiêu chuẩn như các quốc gia châu Âu đương thời, đồng thời hứa đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác. Nhưng Chính phủ Lâm thời vẫn chủ trương theo đuổi thế chiến thứ nhất bên phía khối Hiệp ước với Anh – Pháp, bất chấp việc đất nước đã kiệt quệ vì chiến tranh. Việc không có được hòa bình như mong đợi khiến nhân dân và binh sỹ Nga trở nên bất bình.
    Sau Cách mạng tháng Hai, tại các địa phương ở Nga đồng loạt xuất hiện các tổ chức “hội đồng” (tiếng Nga: совет) hay Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Thời gian giữa hai cuộc cách mạng là khi hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền trung ương là của Chính phủ Lâm thời, nhưng các sắc lệnh muốn được thi hành phải có sự chấp thuận của các Xô viết gồm công – nông – binh địa phương, mà các Xô viết này lại ủng hộ sự lãnh đạo của đảng Bolshevik. Đảng Bolshevik rầm rộ tung khuếch trương cho cách mạng vô sản với khẩu hiệu “tất cả chính quyền về tay các Xô viết” và kêu gọi nhân dân, binh lính phản chiến làm cách mạng “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
    Chính phủ Lâm thời trong thời gian tám tháng tồn tại đã tiếp tục tiến hành chiến tranh với Đức-Áo-Hung, song đã bất lực trong cả nỗ lực chiến tranh và ổn định tình hình trong nước. Sau một loạt thất bại do quân Đức gây ra, quân đội trở nên chán nản, binh lính tan rã không còn tuân lệnh cấp trên, bắt giết sĩ quan và tự động đào ngũ. Tướng Kornilov – Корнилов tiến quân về thủ đô để lập lại trật tự theo yêu cầu của Kerensky nhưng có âm mưu thiết lập chế độ độc tài quân sự. Chính phủ lâm thời không còn có thể kiểm soát được tình hình, buộc phải dựa vào sự trợ giúp của lực lượng công-nông-binh thuộc các Xô viết do những người Bolshevik lãnh đạo. Kornilov bị đánh bại, nhưng sau biến cố này, Chính phủ lâm thời cũng thể hiện rõ sự yếu ớt, bất lực, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước. Nước Nga bước vào đêm trước của Cách mạng Tháng Mười.

    Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius, thời đó Nga còn dùng lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng Tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công, nông, binh. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk).

    Sự sụp đổ của chế độ Sa hoàng dẫn đến việc các dân tộc thiểu số trên Đế quốc Nga thành lập các quốc gia độc lập. Tại các quốc gia mới thành lập cũng xảy ra tranh chấp quyền lực giữa những người Bolsevik địa phương và các xu hướng chính trị khác như Melsevik, tự do chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa, vô chính phủ… tương tự những gì đang diễn ra ở nước Nga.

    Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến rất đẫm máu (1918-1922). Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ. Phía bên kia là các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, một bộ phận trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cozak… gọi chung là Bạch vệ. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu để chống lại chính quyền Xô viết. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó những người Bolshevik giành được chính quyền trên phần lớn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga. Tuy nhiên, tại một số vùng lãnh thổ như Ba Lan[7], Phần Lan, các nước Baltic, các lực lượng dân tộc chủ nghĩa thắng thế
    Ngày 30 tháng 12 năm 1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga cũ (trừ Ba Lan, Phần Lan và các nước Baltic) đã nhóm họp và thành lập liên minh các nhà nước tự trị trên lãnh thổ Đế quốc Nga, thống nhất quốc hiệu là Liên bang Các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Các nhà nước hợp thành Liên Xô đều có điểm chung là do những người Bolsevik địa phương lãnh đạo chính vì thế về cơ bản Liên Xô là một quốc gia được thành lập trên nền tảng ý thức hệ chung là chủ nghĩa cộng sản, ý thức hệ là nhân tố gắn kết các nhà nước này lại với nhau.

    Bình luận
  2. Cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử nhân loại

    Về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười, trong bài viết “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” đăng trên báo Sự thật ngày 28-10-1967 ở Liên Xô (trước đây), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích câu nói của V.I Lê-nin: “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu xây dựng nhà nước Xô-viết và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa” (V.I Lê-nin, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2006, tập 44, tr.184-185).

    Thực tế đã chứng minh đúng như V.I Lê-nin nhận định, Cách mạng Tháng Mười đã chọc thủng được hệ thống tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ở một mắt xích yếu nhất của nó, là nước Nga Sa hoàng, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất của thế giới, và mở ra tương lai tươi sáng cho cả nhân loại, đầu tiên là ở nước Nga Xô-viết với chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) của giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức, giờ đã làm chủ vận mệnh của chính mình.

    Thực tiễn trước Cách mạng Tháng Mười cho thấy trong nội bộ phong trào công nhân Nga đã có phân hóa giữa những người Bolshevik và những người Menshevik có tư tưởng thỏa hiệp với giai cấp tư sản, chỉ muốn đánh đổ chế độ phong kiến, làm cách mạng dân chủ tư sản chứ không muốn tiến hành cách mạng XHCN. Vì thế, sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 thành công lật đổ được Sa hoàng, và trước khi Cách mạng Tháng Mười diễn ra, Đảng Bolshevik đã từ 24.000 người phát triển lên 240.000 người với 162 cơ sở đảng.

    Ở nước Nga, vấn đề liên minh công – nông luôn được V.I Lê-nin coi trọng. Cách mạng Tháng Mười kết thúc thắng lợi dưới hình thức hai cuộc tổng khởi nghĩa do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành với nòng cốt là liên minh công – nông. Karl Marx và Friedrich Engels từng nhận định rằng, thời cơ nổi dậy của quần chúng giành lấy chính quyền về tay mình là lúc thế lực cầm quyền suy yếu, quần chúng cơ bản và đội tiền phong sẵn sàng hành động, các lực lượng trung gian đã ngả về phía cách mạng. Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra và thắng lợi trong thời cơ đó.

    Khi tình hình trong nước đã trở nên thuận lợi, thời cơ giành thắng lợi đã xuất hiện và chín muồi, V.I Lê-nin bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo, vạch kế hoạch khởi nghĩa, dự kiến phát động tổng khởi nghĩa cướp chính quyền vào ngày 25-10-1917 (theo lịch cũ của Nga, tức ngày 7-11-1917 theo lịch hiện đại). Thế nhưng, bọn phản động đã bí mật báo cho kẻ thù biết trước kế hoạch khởi nghĩa nên chính phủ tư sản do Aleksandr Kerensky đứng đầu đã triển khai biện pháp đối phó khẩn cấp. Trước tình huống đó, V.I Lê-nin chủ trương phải khởi nghĩa ngay trong ngày 24-10-1917, nếu để cách mạng diễn ra đúng như kế hoạch, tất yếu sẽ thất bại. Thực tế đã chứng minh chủ trương đúng đắn này, bởi khi thông tin khởi nghĩa đã bị lộ, không khởi nghĩa sớm, thì dù có thành công cách mạng vẫn tổn thất nặng nề, như V.I Lê-nin đã khẳng định “sẽ mất nhiều và có thể mất hết”.

    Xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng

    Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi vào ngày 7-11-1917, ngày 8-11-1917, V.I. Lê-nin được Đại hội Xô – viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô – viết. V.I Lê-nin đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng và phát triển chính quyền Xô – viết, cũng như bảo vệ chính quyền trước những thế lực đế quốc và bè lũ phản động trong nước.

    Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, V.I Lê-nin đã nhấn mạnh: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn”. Theo V.I Lê-nin, nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Nga là phải đập tan hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của nhân dân lao động. Sau đó, các cơ quan trung ương và Xô – viết các địa phương được thành lập. Tháng 12-1917, Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế XHCN. Hội đồng có trách nhiệm thực hiện cải cách ruộng đất, xóa bỏ việc chiếm hữu ruộng đất của giới địa chủ, trao lại ruộng đất cho nông dân. Đối với công nghiệp, thực hiện quốc hữu hóa một số nhà máy lớn, đồng thời thực hiện chính sách lao động tiên tiến (ngày làm việc 8 giờ đồng hồ, cấm sa thải công nhân bừa bãi, quy định chế độ nghỉ phép đối với công việc nặng nhọc,…). Ngày 10-1-1918, Đại hội Xô – viết toàn Nga lần thứ ba khai mạc. Đại hội thông qua “Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột” của V.I Lê-nin, cải tổ nước Cộng hòa Xô – viết Nga thành Cộng hòa XHCN Xô – viết Liên bang Nga trên cơ sở liên minh tự nguyện của các dân tộc ở Nga.

    Để nhanh chóng khôi phục kinh tế, V.I.Lê-nin đã đề ra “Chính sách kinh tế mới”. Chính sách này đã nhanh chóng đạt được kết quả khả quan. Chỉ trong vòng 5 năm, kinh tế của nước Nga Xô – viết đã khôi phục lại so thời điểm trước chiến tranh thế giới (1913). Đời sống nông dân, công nhân được cải thiện hơn trước.

    Vào tháng 3-1919, tại Moscow, V.I.Lê-nin gặp gỡ các nhà cách mạng XHCN từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Việc làm này, theo V.I Lê-nin, là sự cần thiết để chế độ XHCN ở nước Nga Xô – viết được bảo vệ trên phương diện quốc tế, để Nhà nước Xô – viết trở thành hình mẫu, là sự cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới, trước hết là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông.

    Tiếp theo sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, việc hình thành một Nhà nước liên bang XHCN cũng được xúc tiến. Ngày 30-12-1922, Đại hội thứ nhất các Xô – viết hợp nhất thông qua Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa XHCN Xô – viết và Hiệp ước Liên bang do V.I Lê-nin chủ trương. Đại hội đã bầu V.I Lê-nin làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô. Đây là thắng lợi của chính sách dân tộc theo chủ nghĩa V.I Lê-nin. Lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới chứng kiến một biện pháp giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, thủ tiêu mọi bất bình đẳng dân tộc và xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh, người kế tục trung thành và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê-nin, khi nói về Cách mạng Tháng Mười đã khẳng định, Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng triệt để nhất và ngọn đuốc lý luận Mác – Lê-nin, kinh nghiệm của nó soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

    Bình luận

Viết một bình luận