Đề văn thuyết minh: a) thuyết minh về một văn bản một thể loại văn học đã học b) giới thiệu về một loài hoa hay một loài cây mà em yêu thích c) thuyết

By Jade

Đề văn thuyết minh:
a) thuyết minh về một văn bản một thể loại văn học đã học
b) giới thiệu về một loài hoa hay một loài cây mà em yêu thích
c) thuyết minh về một giống vật nuôi mà em yêu thích
d) giới thiệu với một người bạn nước ngoài về một sản phẩm một trò chơi dân gian mang bản sắc Việt Nam

0 bình luận về “Đề văn thuyết minh: a) thuyết minh về một văn bản một thể loại văn học đã học b) giới thiệu về một loài hoa hay một loài cây mà em yêu thích c) thuyết”

  1. a) Dấu ấn và phong cách của người nghệ sĩ in dấu ấn trong lòng độc giả không phải chỉ là những tư tưởng và bài học của anh để lại mà trước hết qua những hình thức, cách mà anh nói. Một trong những thể thơ thành công trong việc biểu đạt tâm ý của người viết chính là thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú ở Việt Nam có một vị trí riêng.
    Thể thơ thất ngôn bát cú xuất hiện từ thế kỉ VI đến thể kỉ VII thời Đường với những nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, … Thơ du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ X và phát triển rực rỡ vào thế kỉ XII đến thế kỉ XIX. Ta biết đến những tác giả thành công ở thể loại này như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, …
    Những đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú dễ phân biệt với những thể thơ khác. Bài thơ gồm có 8 câu (bát cú), mỗi câu có 7 chữ (thất ngôn). Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú thông thường có 4 phần: Đề- thực- luận- kết. Hai câu đề đầu tiên để nêu nội dung khái quát của bài thơ. Hai câu thực để giải thích, triển khai, làm rõ cho hai câu để. Hai câu luận đánh giá, bày tỏ cảm xúc của tác giả và hai câu kết sẽ khẳng định nội dung tư tưởng tác phẩm. Tuy nhiên, một số bài lại chia bố cục theo 2 phần hoặc 3 phần.
    Bài thơ bát cú còn có quy định về luật bằng- trắc, niêm luật. Dựa vào tiếng thứ hai của câu thứ nhất để xác định bài thơ đó có luật bằng hay trắc. Câu thơ đầu của Hồ Xuân Hương trong “Đánh đu” là “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng”. Dựa vào chữ “cột”, bài thơ có luật trắc. Còn “niêm” là cách phối thanh hàng dọc để bài thơ có sự kết dính với nhau. Quy định bắt buộc: các tiếng 2,4,6 ở các cặp câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 bắt buộc phải giống nhau về thanh điệu. Các tiếng 1,3,5 thì không bắt buộc. Quy luật ấy có thể phát biểu ngắn gọn:

    • “Nhất, tam, ngũ bất luận
    • Nhị, tứ, lục phân minh”

    Chính cách sắp xếp và phối thanh như thế làm nên sự nhịp nhàng, tính nhạc cho bài thơ:

    • “Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
    • T B T
    • Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
    • T B T
    • Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
    • B T B
    • Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
    • B T B

    Phép đối cũng là một trong những bút pháp trong thơ thất ngôn bát cú, gồm đối ý và đối lời. Đối ý gồm có đối tương đồng và đối tương hỗ. Về phép đối tương đồng như:

    • “Xách búa đánh tan năm bảy đống,
    • Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
    • Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
    • Mưa nắng càng bền dạ sắt son.”
    • (Đập đá ở Côn Lôn”- Phan Trâu Trinh)

    Về phép đối tương hỗ, có thể thấy trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

    • “Lom khom dưới núi tiều vài chú,
    • Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
    • Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
    • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”

    Một bài thơ thất ngôn bát cú cũng cần đảm bảo yêu cầu về cách gieo vần, thường là vần chân ở câu 1,2,4,6,8. Nhịp câu thơ thường được ngắt theo nhịp chắn 4/3, 2/2/3 hay 2/5. Như câu thơ:

    • “Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà”

    Thất ngôn bát cú là một trong những thế thơ chính và thịnh hành của thơ trung đại thời Đường cũng như ở Việt Nam. Những câu thơ ngắn gọn tạo sự hàm súc, lời ít mà ý nhiều, gợi nhiều liên tưởng và suy ngẫm sâu sắc. Ý thơ cân đối hài hòa, nhịp thơ du dương, lời thơ trang trọng, mực thước. Vì vậy mà nhân dân ta yêu mến gọi là thể thơ bác học. Đọc thơ Đường luật gây thích thú bởi những khoảng trống của câu thơ, “ý tại ngôn ngoại” mà lời thơ mang lại. Nhưng chính sự niêm luật chặt chẽ đôi khi lại mang lại sự khó khăn trong quá trình sáng tác, về số câu và cách gieo vần, ngắt nhịp. Những câu thơ hàm súc, sử dụng nhiều từ Hán Việt gây khó khăn trong việc hiểu và tiếp nhận với một bộ phận người đọc.
    Nhìn vào lịch sử văn học Trung Quốc cũng như Việt Nam, tự thời gian đã chứng minh những giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Những câu thơ được xếp vào hàng tuyệt cú sẽ còn mãi lưu danh tới muôn đời sau:

    • “Cô phàm viễn ảnh bích không tận
    • Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
    • (“Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”- Lý Bạch)
    • “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
    • Bạch vân thiên tải không du du.”
    • (“Hoàng Hạc Lâu”- Thôi Hiệu)

    b)Trong bốn mùa đều gắn liền với các loài hoa, với những bông hoa muôn màu, muôn vẻ khoe sắc thắm đất trời. Vào mùa xuân mùa đầu tiên trong năm cùng với hoa đào của miền Bắc là hoa mai của miền Nam.
    Hoa mai là loài hoa luôn đem lại sự may máy được ví nhưng nắng rừng phương Nam. Hoa mai nở vào mùa xuân có màu vàng, vàng nghệ. Thân cây được các nhà vườn tạo thế đẹp thể hiện sự sung túc, may mắn. Lá cây mai hình bầu dục có viền răng cưa. Khi mai nở thì ta có thể nhận thấy hoa có năm cánh xếp lại nhị mùa vàng. Còn nhưng cây mai hoa nở có chín, mười cánh theo quan niệm cảu mọi người sẽ mang đến sự may mắn sung túc. Để được những bông hao mai đẹp nở đúng vào mùa xuân thì những người trồng mai phải vất vả, trông trời, trông đất để có cách chăm sóc hoa mai giúp mai nở đúng dịp tết. Họ tùy thuộc vào thời tiết, thường miên Nam không khí không lạnh nên họ thường trút bỏ lá mai trước

    c)Bài làm 1: Con gà

       Con gà là vật nuôi gắn bó với đời sống của con người đã lâu đời, được nhân dân ta xếp vào loại lục súc, gia cầm.

       Nhà nông dùng chuồng để nuôi gà, lót ổ rơm cho gài mái đẻ, chăn thả tự nhiên. Trông một đàn gà, gà trống và gà mái chiếm tỉ lệ khoảng 50%.

       Gà trống có bộ lông sặc sỡ, đủ bốn đến năm màu (đỏ, tía, nâu, xanh biếc, đen, vàng chanh …) gà trống có màu đỏ thắm, mắt màu vàng than, mỏ sắc như mũi giáo bằng thép, chân có lớp vảy cứng bao bọc, móng chân sắc như những chiếc vuốt. Cựa gà trống nhọn hoắt như mũi dùi, là vũ khí rất lợi hại.

       Con gà trống nào cũng có một đồng hồ sinh học rất chính xác để gáy sang canh, gáy dồn báo sáng vang rộn cả xóm làng. Gà trống gáy là cái đồng hồ báo thức cho nhà nông ra đồng cày cấy:

    ” Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày, tay dắt con trâu Bước chân xuống cánh đồng sâu Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày” (Ca dao)

       Gà trống để phối giống. Các nhà gi cầm học cho biết một chú gà trống có thể cặp kè với 20 ả gà mái ; vòng đời 3, 4 năm, nó có một đại gia tộc gồm hàng trăm con, cháu, chắt, chút, chít. Thịt gà trống ngọt đậm, gà thiến bèo, to con. Chọi gà là một trò chơi dân gian được tổ chức trong một số lễ hội.

       Gà mái đẻ trứng, ấp và nuôi con, tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh của bà mẹ. Một gà mái có thể đẻ trứng và ấp, nuôi con bốn lứa/năm. Thịt gà mái ghẹ là ngon nhất. Câu tục ngữ: “Cơm gà cá gỡ” cho biết món thịt gà là món đầu vị trong mâm cỗ, giỗ, Tết của nhân dân ta xưa nay.

       Trong nền kinh tế thị trường, nhiều trại gà công nghiệp nuôi đến hàng nghìn, hàng vạn con. Thịt gà công nghiệp, trứng gà công nghiệp không ngon bằng thịt gà ta, trứng gà ta.

       Gà Đông Tảo, gà Hồ … là hai giống gà nổi tiếng nhất ở nước ta, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao.

       Nghe gà gáy mà man mác nhớ đến truyện cổ tích Sọ Dừa. Nghe gà gáy sáng, kẻ tha hương vương vấn tình quê vơi đầy. Nuôi gà chăn thả tự nhiên là nguồn thu nhập khá của không ít gia đình ở mọi miền quê trên đất nước ta.

    Bài làm 2: Con tằm

       Có hàng nghìn, hàng vạn loài bướm. Có nhiều giống bướm rất đẹp. Có không ít giống bướm đang làm hại cây trồng. Riêng con tằm, cũng là sâu của một loài bướm, được gọi là con ngài lại được con người nuôi nấng, chăm sóc, quý trọng.

       Ngài đẻ trứng, trứng nở thành sâu tằm, Sâu tằm ăn là dâu, phải để nới kín gió, phòng ruồi nhặng, thạch sùng….Sau nhiều lần lột xác, sâu tằm lớn lên và làm kén. Khi tằm” chín” bụng vàng óng căng tròn để chuẩn bị làm tổ, làm kén. Kén tằm hình trứng, bằng đốt ngón tay búp măng, dài độ 1,5 – 2 cm. Kén tằm là một cái tổ, một “cung cấm” được bao bọc, được dệt bằng những gợi tơ, sợi tơ ấy hình thành từ tuyến nước bọt.Tằm nhả chất nước bọt lỏng qua lỗ nhả tơ ở môi dưới. Tằm cứ nhả nước bọt và tự quây tròn; gặp không khí, nước bọt đông lại tạo thành tơ. Chỉ từ 24- 36 giờ, tằm dệt xong kén, tằng lột xác lần nữa và hóa nhộng sau ba, bốn ngày. Nhờ có kén tơ, nhộng nằm ngủ và được bảo vệ tránh những điều kiện bất lợi trong môi trường. Chính thời điểm này, người nuôi tằm phải kịp thời ươm tơ, mới có tơ loại một để dệt lụa.

       Nhộng nằm ngủ trong kén, qua từ 7- 10 ngày, nó biến thành con bướm, được gọi là con ngài, ngài cắn kén chui ra. Con ngài vỗ cánh rối rít. Ngài đực và ngài cái giao phối với nhau. Sau đó, ngài đực chết, ngài cái đẻ khoảng 500-1000 trứng, rồi chết theo. Trứng lại nở thành sâu tằm, và vòng đời lại tiếp tục. Vòng đời của con tằm chỉ độ 4-5 tuần (30-36 ngày).

       Cùng với nghề trồng bông dệt vải, nhân dân ta từ xa xưa đã biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Nhộng tằm là một thức ăn béo ngậy, giàu chất đạm, được nhiều người ưa thích. Ở Sơn Tây, ở Huế, ở Đại Lộc, Quảng Nam … có nhiều làng nghề nuôi tằm, dệt lụa nổi tiếng. Thăng Long xưa có lụa Trúc Bạch. Làng Vạn Phúc có nghề dệt dụa nức tiếng gần xa.

       “Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng” … “Một nong tằm là năm nong kén” … “Nong tằm, ao cá, nương dâu/ Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò” … những câu ca ấy với màu xanh bát ngát hương dâu mãi mãi là hồn quê, tình quê.

    Bài làm 3: Con thỏ

       Nếu tôi hỏi bạn về một câu: “Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?” thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.

       Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

       Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng – tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.

       Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh, dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.

       Thỏ “đi” không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách “nhảy cóc”. Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chân sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.

       Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,… vừa đẹp lại vừa ấm.

       Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyện cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình “Hãy đợi đấy” nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.

       Thỏ đã trở thành một loài vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.

    Bài làm 4: Con chó

       Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa chọn để chông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.

       Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơ Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.

       Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

       Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35. 000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

       Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình nghĩa với con người.

       Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người trong tất cả mọi hoàn cảnh

    d)Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

    Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

    Trả lời
  2. a) Dấu ấn và phong cách của người nghệ sĩ in dấu ấn trong lòng độc giả không phải chỉ là những tư tưởng và bài học của anh để lại mà trước hết qua những hình thức, cách mà anh nói. Một trong những thể thơ thành công trong việc biểu đạt tâm ý của người viết chính là thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú ở Việt Nam có một vị trí riêng.
    Thể thơ thất ngôn bát cú xuất hiện từ thế kỉ VI đến thể kỉ VII thời Đường với những nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, … Thơ du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ X và phát triển rực rỡ vào thế kỉ XII đến thế kỉ XIX. Ta biết đến những tác giả thành công ở thể loại này như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, …
    Những đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú dễ phân biệt với những thể thơ khác. Bài thơ gồm có 8 câu (bát cú), mỗi câu có 7 chữ (thất ngôn). Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú thông thường có 4 phần: Đề- thực- luận- kết. Hai câu đề đầu tiên để nêu nội dung khái quát của bài thơ. Hai câu thực để giải thích, triển khai, làm rõ cho hai câu để. Hai câu luận đánh giá, bày tỏ cảm xúc của tác giả và hai câu kết sẽ khẳng định nội dung tư tưởng tác phẩm. Tuy nhiên, một số bài lại chia bố cục theo 2 phần hoặc 3 phần.
    Bài thơ bát cú còn có quy định về luật bằng- trắc, niêm luật. Dựa vào tiếng thứ hai của câu thứ nhất để xác định bài thơ đó có luật bằng hay trắc. Câu thơ đầu của Hồ Xuân Hương trong “Đánh đu” là “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng”. Dựa vào chữ “cột”, bài thơ có luật trắc. Còn “niêm” là cách phối thanh hàng dọc để bài thơ có sự kết dính với nhau. Quy định bắt buộc: các tiếng 2,4,6 ở các cặp câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 bắt buộc phải giống nhau về thanh điệu. Các tiếng 1,3,5 thì không bắt buộc. Quy luật ấy có thể phát biểu ngắn gọn:

    • “Nhất, tam, ngũ bất luận
    • Nhị, tứ, lục phân minh”

    Chính cách sắp xếp và phối thanh như thế làm nên sự nhịp nhàng, tính nhạc cho bài thơ:

    • “Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
    • T B T
    • Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
    • T B T
    • Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
    • B T B
    • Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
    • B T B

    Phép đối cũng là một trong những bút pháp trong thơ thất ngôn bát cú, gồm đối ý và đối lời. Đối ý gồm có đối tương đồng và đối tương hỗ. Về phép đối tương đồng như:

    • “Xách búa đánh tan năm bảy đống,
    • Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
    • Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
    • Mưa nắng càng bền dạ sắt son.”
    • (Đập đá ở Côn Lôn”- Phan Trâu Trinh)

    Về phép đối tương hỗ, có thể thấy trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

    • “Lom khom dưới núi tiều vài chú,
    • Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
    • Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
    • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”

    Một bài thơ thất ngôn bát cú cũng cần đảm bảo yêu cầu về cách gieo vần, thường là vần chân ở câu 1,2,4,6,8. Nhịp câu thơ thường được ngắt theo nhịp chắn 4/3, 2/2/3 hay 2/5. Như câu thơ:

    • “Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà”

    Thất ngôn bát cú là một trong những thế thơ chính và thịnh hành của thơ trung đại thời Đường cũng như ở Việt Nam. Những câu thơ ngắn gọn tạo sự hàm súc, lời ít mà ý nhiều, gợi nhiều liên tưởng và suy ngẫm sâu sắc. Ý thơ cân đối hài hòa, nhịp thơ du dương, lời thơ trang trọng, mực thước. Vì vậy mà nhân dân ta yêu mến gọi là thể thơ bác học. Đọc thơ Đường luật gây thích thú bởi những khoảng trống của câu thơ, “ý tại ngôn ngoại” mà lời thơ mang lại. Nhưng chính sự niêm luật chặt chẽ đôi khi lại mang lại sự khó khăn trong quá trình sáng tác, về số câu và cách gieo vần, ngắt nhịp. Những câu thơ hàm súc, sử dụng nhiều từ Hán Việt gây khó khăn trong việc hiểu và tiếp nhận với một bộ phận người đọc.
    Nhìn vào lịch sử văn học Trung Quốc cũng như Việt Nam, tự thời gian đã chứng minh những giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Những câu thơ được xếp vào hàng tuyệt cú sẽ còn mãi lưu danh tới muôn đời sau:

    • “Cô phàm viễn ảnh bích không tận
    • Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
    • (“Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”- Lý Bạch)
    • “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
    • Bạch vân thiên tải không du du.”
    • (“Hoàng Hạc Lâu”- Thôi Hiệu)

    b)Trong bốn mùa đều gắn liền với các loài hoa, với những bông hoa muôn màu, muôn vẻ khoe sắc thắm đất trời. Vào mùa xuân mùa đầu tiên trong năm cùng với hoa đào của miền Bắc là hoa mai của miền Nam.
    Hoa mai là loài hoa luôn đem lại sự may máy được ví nhưng nắng rừng phương Nam. Hoa mai nở vào mùa xuân có màu vàng, vàng nghệ. Thân cây được các nhà vườn tạo thế đẹp thể hiện sự sung túc, may mắn. Lá cây mai hình bầu dục có viền răng cưa. Khi mai nở thì ta có thể nhận thấy hoa có năm cánh xếp lại nhị mùa vàng. Còn nhưng cây mai hoa nở có chín, mười cánh theo quan niệm cảu mọi người sẽ mang đến sự may mắn sung túc. Để được những bông hao mai đẹp nở đúng vào mùa xuân thì những người trồng mai phải vất vả, trông trời, trông đất để có cách chăm sóc hoa mai giúp mai nở đúng dịp tết. Họ tùy thuộc vào thời tiết, thường miên Nam không khí không lạnh nên họ thường trút bỏ lá mai trước

    c)Bài làm 1: Con gà

       Con gà là vật nuôi gắn bó với đời sống của con người đã lâu đời, được nhân dân ta xếp vào loại lục súc, gia cầm.

       Nhà nông dùng chuồng để nuôi gà, lót ổ rơm cho gài mái đẻ, chăn thả tự nhiên. Trông một đàn gà, gà trống và gà mái chiếm tỉ lệ khoảng 50%.

       Gà trống có bộ lông sặc sỡ, đủ bốn đến năm màu (đỏ, tía, nâu, xanh biếc, đen, vàng chanh …) gà trống có màu đỏ thắm, mắt màu vàng than, mỏ sắc như mũi giáo bằng thép, chân có lớp vảy cứng bao bọc, móng chân sắc như những chiếc vuốt. Cựa gà trống nhọn hoắt như mũi dùi, là vũ khí rất lợi hại.

       Con gà trống nào cũng có một đồng hồ sinh học rất chính xác để gáy sang canh, gáy dồn báo sáng vang rộn cả xóm làng. Gà trống gáy là cái đồng hồ báo thức cho nhà nông ra đồng cày cấy:

    Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày, tay dắt con trâu Bước chân xuống cánh đồng sâu Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày” (Ca dao)

       Gà trống để phối giống. Các nhà gi cầm học cho biết một chú gà trống có thể cặp kè với 20 ả gà mái ; vòng đời 3, 4 năm, nó có một đại gia tộc gồm hàng trăm con, cháu, chắt, chút, chít. Thịt gà trống ngọt đậm, gà thiến bèo, to con. Chọi gà là một trò chơi dân gian được tổ chức trong một số lễ hội.

       Gà mái đẻ trứng, ấp và nuôi con, tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh của bà mẹ. Một gà mái có thể đẻ trứng và ấp, nuôi con bốn lứa/năm. Thịt gà mái ghẹ là ngon nhất. Câu tục ngữ: “Cơm gà cá gỡ” cho biết món thịt gà là món đầu vị trong mâm cỗ, giỗ, Tết của nhân dân ta xưa nay.

       Trong nền kinh tế thị trường, nhiều trại gà công nghiệp nuôi đến hàng nghìn, hàng vạn con. Thịt gà công nghiệp, trứng gà công nghiệp không ngon bằng thịt gà ta, trứng gà ta.

       Gà Đông Tảo, gà Hồ … là hai giống gà nổi tiếng nhất ở nước ta, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao.

       Nghe gà gáy mà man mác nhớ đến truyện cổ tích Sọ Dừa. Nghe gà gáy sáng, kẻ tha hương vương vấn tình quê vơi đầy. Nuôi gà chăn thả tự nhiên là nguồn thu nhập khá của không ít gia đình ở mọi miền quê trên đất nước ta.

    Bài làm 2: Con tằm

       Có hàng nghìn, hàng vạn loài bướm. Có nhiều giống bướm rất đẹp. Có không ít giống bướm đang làm hại cây trồng. Riêng con tằm, cũng là sâu của một loài bướm, được gọi là con ngài lại được con người nuôi nấng, chăm sóc, quý trọng.

       Ngài đẻ trứng, trứng nở thành sâu tằm, Sâu tằm ăn là dâu, phải để nới kín gió, phòng ruồi nhặng, thạch sùng….Sau nhiều lần lột xác, sâu tằm lớn lên và làm kén. Khi tằm” chín” bụng vàng óng căng tròn để chuẩn bị làm tổ, làm kén. Kén tằm hình trứng, bằng đốt ngón tay búp măng, dài độ 1,5 – 2 cm. Kén tằm là một cái tổ, một “cung cấm” được bao bọc, được dệt bằng những gợi tơ, sợi tơ ấy hình thành từ tuyến nước bọt.Tằm nhả chất nước bọt lỏng qua lỗ nhả tơ ở môi dưới. Tằm cứ nhả nước bọt và tự quây tròn; gặp không khí, nước bọt đông lại tạo thành tơ. Chỉ từ 24- 36 giờ, tằm dệt xong kén, tằng lột xác lần nữa và hóa nhộng sau ba, bốn ngày. Nhờ có kén tơ, nhộng nằm ngủ và được bảo vệ tránh những điều kiện bất lợi trong môi trường. Chính thời điểm này, người nuôi tằm phải kịp thời ươm tơ, mới có tơ loại một để dệt lụa.

       Nhộng nằm ngủ trong kén, qua từ 7- 10 ngày, nó biến thành con bướm, được gọi là con ngài, ngài cắn kén chui ra. Con ngài vỗ cánh rối rít. Ngài đực và ngài cái giao phối với nhau. Sau đó, ngài đực chết, ngài cái đẻ khoảng 500-1000 trứng, rồi chết theo. Trứng lại nở thành sâu tằm, và vòng đời lại tiếp tục. Vòng đời của con tằm chỉ độ 4-5 tuần (30-36 ngày).

       Cùng với nghề trồng bông dệt vải, nhân dân ta từ xa xưa đã biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Nhộng tằm là một thức ăn béo ngậy, giàu chất đạm, được nhiều người ưa thích. Ở Sơn Tây, ở Huế, ở Đại Lộc, Quảng Nam … có nhiều làng nghề nuôi tằm, dệt lụa nổi tiếng. Thăng Long xưa có lụa Trúc Bạch. Làng Vạn Phúc có nghề dệt dụa nức tiếng gần xa.

       “Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng” … “Một nong tằm là năm nong kén” … “Nong tằm, ao cá, nương dâu/ Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò” … những câu ca ấy với màu xanh bát ngát hương dâu mãi mãi là hồn quê, tình quê.

    Bài làm 3: Con thỏ

       Nếu tôi hỏi bạn về một câu: “Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?” thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.

       Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

       Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng – tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.

       Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh, dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.

       Thỏ “đi” không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách “nhảy cóc”. Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chân sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.

       Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,… vừa đẹp lại vừa ấm.

       Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyện cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình “Hãy đợi đấy” nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.

       Thỏ đã trở thành một loài vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.

    Bài làm 4: Con chó

       Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa chọn để chông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.

       Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơ Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.

       Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

       Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35. 000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

       Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình nghĩa với con người.

       Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người trong tất cả mọi hoàn cảnh

    d)Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

    Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT
    CÂU HỎI KHÓ THÌ HÃY TRUY CẬP HOIDAP247

    Trả lời

Viết một bình luận