Đề: viết cảm nhận con người bác qua tập thơ ” Nhật kí trong tù” ( 2 mặt giấy a4 )
( có thể lấy mạng )
0 bình luận về “Đề: viết cảm nhận con người bác qua tập thơ ” Nhật kí trong tù” ( 2 mặt giấy a4 )
( có thể lấy mạng )”
Văn mẫu:
Nhật ký trong tù” – một tập thơ vô cùng nổi tiếng của vị lãnh tụ nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tập thơ với bao cảm xúc của Người kết hợp với chất thép và chất trữ tình. Đọc xong tập thơ của Người, chắc hẳn mọi người đều cảm thấy “tâm phục khẩu phục” với ý chí sắt đá của Bác. Bác luôn là một tấm gương sáng cho nghị lực của con người.
Hồ Chí Minh – một người Cha già kính yêu của dân tộc, một vị lãnh tụ đã gắn bó trọn cuộc đời với dân với nước với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam. Không chỉ vậy, Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn với một sự nghiệp văn học phong phú có giá trị trên nhiều mặt. Để tìm con đường giải phóng cho dân tộc, Người đã bôn ba nước ngoài nhiều năm chịu bao cảnh đày đọa nhưng vẫn bước tiếp. Tập thơ “Nhật ký trong tù” đã khắc họa lại một thời kỳ vô cùng khó khăn trong cuộc đời Bác khi bị đày tù ở nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Tập thơ đã nói lên tinh thần, con người của Bác, một người có ý chí quyết tâm cao, một nghị lực phi thường luôn vượt lên mọi hoàn cảnh.
Có lẽ khi đọc xong “Nhật ký trong tù”, điều mà tác phẩm muốn nhấn mạnh nhất chính là nghị lực của con người. Một khi con người có trong mình chìa khóa “nghị lực” họ có thể vượt qua nhiều thử thách. Nghị lực xuất phát từ suy nghĩ dẫn đến hành động. Suy nghĩ rằng khó khăn nào cũng qua, chỉ cần nỗ lực hết mình, luôn tìm tòi, nghĩ cách vượt qua, và bắt tay vào hành động ngay. Như Bác Hồ khi ở trong tù phải chịu đựng bao các loại bệnh, sốt rét, ghẻ lở… nhưng Người đâu có nhụt chí vẫn có chí làm thơ, thử hỏi trong hoàn cảnh của Bác mấy người được như Bác. Tâm thế của Người luôn ở bên ngoài tù hướng về dân tộc:
“Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao”.
Dù có bị tù đày, bị hành hạ về thể xác, nhưng tình thần người vẫn luôn lạc quan, vẫn cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên:
“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Ý chí nghị lực không bao giờ từ bỏ đã giúp Người được mọi người không chỉ nhân dân trong nước mà nhân dân toàn thế giới vô cùng khâm phục. Bởi nó đã giúp Người tìm ra ánh sáng cho dân tộc, Người cùng đồng đội lãnh đạo toàn dân kháng chiến vượt qua từng cửa ải khó khăn. Vì vậy, nghị lực đối với con người vô cùng quan trọng. Nó giúp ta tự tin vào bản thân, bước từng bước qua chông gai và tiến tới mục đích mình đã đặt trước. Nếu có nghị lực phấn đấu, chúng ta luôn được người khác tôn trọng và yêu quý.
Bác Hồ là một tấm gương sáng về ý chí nghị lực của con người. Không chỉ mình Bác, cũng có rất nhiều tấm gương xung quanh chúng ta, họ làm được thì chúng ta cũng làm được, hãy phát triển bản thân mình thật tốt để có thể góp phần nào vào sự phát triển của đất nước.
Xin nhấn mạnh một lần nữa, nghị lực rất quan trọng với con người. Khó khăn thì được trải dài trên con đường thành công, nhưng khi đạt được rồi thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Bạn sẽ luôn tự hào về bản thân khi bạn nhìn lại chặng đường mình đã qua, bạn đã đánh bại được những “con quỷ” cản đường bạn. Nhìn mục tiêu, rồi luôn cố gắng từng ngày, từng giờ, học tập và rèn luyện bản thân mình thật tốt để tạo nên một cuộc đời của chính mình thật ý nghĩa.
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm, tác giả rồi dẫn đến vấn đề cần nghị luận “nghị lực của con người’.
2. Thân bài
* Tóm tắt qua tác phẩm và về tiểu sử Bác Hồ – Bác là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc gắn liền với dân với nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc – Để tìm đường cứu nước Người đã phải trải qua bao gian khổ, khó khăn, nhưng Người không hề nản chí, dừng lại. – Tập thơ Nhật ký trong tù: khắc họa khoảng thời gian Bác sống ở trong tù chịu bao khó khăn khổ cực, nhưng con người ấy không hề chịu khuất phục…
Văn mẫu:
Nhật ký trong tù” – một tập thơ vô cùng nổi tiếng của vị lãnh tụ nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tập thơ với bao cảm xúc của Người kết hợp với chất thép và chất trữ tình. Đọc xong tập thơ của Người, chắc hẳn mọi người đều cảm thấy “tâm phục khẩu phục” với ý chí sắt đá của Bác. Bác luôn là một tấm gương sáng cho nghị lực của con người.
Hồ Chí Minh – một người Cha già kính yêu của dân tộc, một vị lãnh tụ đã gắn bó trọn cuộc đời với dân với nước với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam. Không chỉ vậy, Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn với một sự nghiệp văn học phong phú có giá trị trên nhiều mặt. Để tìm con đường giải phóng cho dân tộc, Người đã bôn ba nước ngoài nhiều năm chịu bao cảnh đày đọa nhưng vẫn bước tiếp. Tập thơ “Nhật ký trong tù” đã khắc họa lại một thời kỳ vô cùng khó khăn trong cuộc đời Bác khi bị đày tù ở nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Tập thơ đã nói lên tinh thần, con người của Bác, một người có ý chí quyết tâm cao, một nghị lực phi thường luôn vượt lên mọi hoàn cảnh.
Có lẽ khi đọc xong “Nhật ký trong tù”, điều mà tác phẩm muốn nhấn mạnh nhất chính là nghị lực của con người. Một khi con người có trong mình chìa khóa “nghị lực” họ có thể vượt qua nhiều thử thách. Nghị lực xuất phát từ suy nghĩ dẫn đến hành động. Suy nghĩ rằng khó khăn nào cũng qua, chỉ cần nỗ lực hết mình, luôn tìm tòi, nghĩ cách vượt qua, và bắt tay vào hành động ngay. Như Bác Hồ khi ở trong tù phải chịu đựng bao các loại bệnh, sốt rét, ghẻ lở… nhưng Người đâu có nhụt chí vẫn có chí làm thơ, thử hỏi trong hoàn cảnh của Bác mấy người được như Bác. Tâm thế của Người luôn ở bên ngoài tù hướng về dân tộc:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”.
Dù có bị tù đày, bị hành hạ về thể xác, nhưng tình thần người vẫn luôn lạc quan, vẫn cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Ý chí nghị lực không bao giờ từ bỏ đã giúp Người được mọi người không chỉ nhân dân trong nước mà nhân dân toàn thế giới vô cùng khâm phục. Bởi nó đã giúp Người tìm ra ánh sáng cho dân tộc, Người cùng đồng đội lãnh đạo toàn dân kháng chiến vượt qua từng cửa ải khó khăn. Vì vậy, nghị lực đối với con người vô cùng quan trọng. Nó giúp ta tự tin vào bản thân, bước từng bước qua chông gai và tiến tới mục đích mình đã đặt trước. Nếu có nghị lực phấn đấu, chúng ta luôn được người khác tôn trọng và yêu quý.
Bác Hồ là một tấm gương sáng về ý chí nghị lực của con người. Không chỉ mình Bác, cũng có rất nhiều tấm gương xung quanh chúng ta, họ làm được thì chúng ta cũng làm được, hãy phát triển bản thân mình thật tốt để có thể góp phần nào vào sự phát triển của đất nước.
Xin nhấn mạnh một lần nữa, nghị lực rất quan trọng với con người. Khó khăn thì được trải dài trên con đường thành công, nhưng khi đạt được rồi thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Bạn sẽ luôn tự hào về bản thân khi bạn nhìn lại chặng đường mình đã qua, bạn đã đánh bại được những “con quỷ” cản đường bạn. Nhìn mục tiêu, rồi luôn cố gắng từng ngày, từng giờ, học tập và rèn luyện bản thân mình thật tốt để tạo nên một cuộc đời của chính mình thật ý nghĩa.
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm, tác giả rồi dẫn đến vấn đề cần nghị luận “nghị lực của con người’.
2. Thân bài
* Tóm tắt qua tác phẩm và về tiểu sử Bác Hồ
– Bác là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc gắn liền với dân với nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
– Để tìm đường cứu nước Người đã phải trải qua bao gian khổ, khó khăn, nhưng Người không hề nản chí, dừng lại.
– Tập thơ Nhật ký trong tù: khắc họa khoảng thời gian Bác sống ở trong tù chịu bao khó khăn khổ cực, nhưng con người ấy không hề chịu khuất phục…
Xin ctlhn cho nhóm ạ
Chúc bạn học tốt ạ