Đi tìm “Mắt thần” cho người khiếm thị Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot), Nguyễn Bá Hải từ chối công

Đi tìm “Mắt thần” cho người khiếm thị
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot), Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật với dự án làm “mắt thần”, đó chính là chiếc kính điện tử dành cho người mù. “Mắt thần” là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người khiếm thị nhận biết được vật cản trước mặt trong khoảng một mét. Thiết bị sẽ rung khi người dùng gặp vật cản. Thiết bị này sau bốn năm trải qua nhiều lần nghiên cứu, thử nghiệm thực tế và thành công ở phiên bản thứ 9 vừa ra mắt gần đây. Và phiên bản thứ 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần so với phiên bản đầu tiên.
Đã có người mua bản quyền nghiên cứu “mắt thần” với giá 2,3 tỉ đồng để sản xuất bán ra thị trường nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian vừa giảng dạy vừa nghiên cứu. Anh cho rằng thật là vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Chính vì vậy, anh đồng ý hợp tác với một công ty phi lợi nhuận sản xuất chiếc kính này với giá thành rẻ nhất với mong muốn 5000 người khiếm thị ở Việt Nam có “mắt thần”.
Không dừng lại ở “mắt thần”, chàng trai trẻ tuổi nhiều hoài bão còn muốn cải tiến thiết bị này hơn nữa, có thể chiếc kính giúp người khiếm thị đọc sách, nhận biết được các mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu, nhận biết đồ ăn… Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị, một địa chỉ giống “1080” cho người mù, sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Anh quan niệm: “Mình không giàu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.”
Lê Tuyết, báo Lao Động ngày 16/02/2016)
a/ (1 điểm) Xác định một phép liên kết và một thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản.
b/ (1 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.trên.
c/ (1 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng nêu suy nghĩ của mình về quan niệm sống của nhân vật được kể trong văn bản trên: “Mình không giàu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.”

0 bình luận về “Đi tìm “Mắt thần” cho người khiếm thị Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot), Nguyễn Bá Hải từ chối công”

  1. a, 

    -Phép liên kết :

    +Phép lặp :  “mắt thần”

    +Phép thế : “mắt thần” → “thiết bị”

    +Phép liên kết : “Đã có người mua bản quyền nghiên cứu “mắt thần” với giá 2,3 tỉ đồng để sản xuất bán ra thị trường nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian vừa giảng dạy vừa nghiên cứu.”

    -Thành phần biệt lập : 

    +Thành phần chú thích khái niệm về bộ phận robot sinh học : “Cảm giác và giác quan của robot” (Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot), Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật với dự án làm “mắt thần”, đó chính là chiếc kính điện tử dành cho người mù.)

    b, Nội dung : Nói về việc tiến sĩ Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật với dự án làm “mắt thần”, đó chính là chiếc kính điện tử dành cho người mù.

    c, Qua văn bản trên với quan niệm sống của nhân vật được kể trong văn bản trên: “Mình không giàu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.” đã cho ta thấy rõ một quan niệm sống vô cùng đúng đắn của tiến sĩ Nguyễn Bá Hải. Với quan niệm sống trên đã cho ta hiểu được một điều rằng ở đời tuy mình không giàu bằng bất kì ai nhưng khi ta cho đi bằng chính khả năng mình làm được chính là điều cần thiết và ý nghĩa trong cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn. Chỉ có sống để chia sẻ , cho đi và nhận lại mới làm cho cuộc sống chúng ta thêm hạnh phúc, có được sự yêu thương , giúp đỡ từ mọi người . Ngược lại nếu cứ sống cho riêng mình , khi ông chia sẻ với mọi người xung quanh sớm muộn gì cũng không hòa đồng được với xã hội, bị mọi người xa lánh,.. Qua đây, mỗi chúng ta hãy sống một cách hòa đồng, luôn chia sẻ với mọi người bằng những gì ta có thể làm được để giúp cho cuộc sống nhân văn hơn.

    Bình luận

Viết một bình luận