– Triển khai Chiến lược toàn cầu, được tuyên bố công khai trong diễn văn của Tổng thống H. Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (3-1947), coi chủ nghĩa cộng sản là một nguy cơ và Mĩ có “sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do” chống lại nguy cơ đó. Các đời tổng thống Mĩ đều có những học thuyết cụ thể với những tên gọi khác nhau, nhưng đều nhằm 3 mục tiêu:
Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. Ba là, khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:
Thiết lập các liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, gây tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính lật đổ ở nhiều nơi, tiêu biểu là cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) và dính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông. – Năm 1972, Mĩ điều chình chiến lược toàn cầu, thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn (Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.
– Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX), trong xu thế đối thoại và hoà hoãn, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12/1989).
* Giai đoạn 1945 – 1950
– Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại.
– Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.
* Giai đoạn 1950 – 1973
– Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, nhiều nước Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
– Các nước Tây Âu đã tham gia “ Kế hoạch Mác san”, gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, tháng 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đứng về phía Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixaren trong các cuộc Chiến tranh Trung Đông.
– Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
* Giai đoạn 1973 – 1991
– Từ năm 1973 trở đi, quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ – Pháp…
– Tháng 8/1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu và hai nước Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ rệt.
– Vào cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).
* Từ năm 1991 đến năm 2000
– Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…
Duy trì nền hòa bình thế giới
Về đối ngoại
* Thời kì Chiến tranh lạnh (1945 – 1991)
– Triển khai Chiến lược toàn cầu, được tuyên bố công khai trong diễn văn của Tổng thống H. Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (3-1947), coi chủ nghĩa cộng sản là một nguy cơ và Mĩ có “sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do” chống lại nguy cơ đó. Các đời tổng thống Mĩ đều có những học thuyết cụ thể với những tên gọi khác nhau, nhưng đều nhằm 3 mục tiêu:
Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
Ba là, khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:
Thiết lập các liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, gây tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính lật đổ ở nhiều nơi, tiêu biểu là cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) và dính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
– Năm 1972, Mĩ điều chình chiến lược toàn cầu, thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn (Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.
– Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX), trong xu thế đối thoại và hoà hoãn, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12/1989).
* Giai đoạn 1945 – 1950
– Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại.
– Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.
* Giai đoạn 1950 – 1973
– Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, nhiều nước Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
– Các nước Tây Âu đã tham gia “ Kế hoạch Mác san”, gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, tháng 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đứng về phía Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixaren trong các cuộc Chiến tranh Trung Đông.
– Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
* Giai đoạn 1973 – 1991
– Từ năm 1973 trở đi, quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ – Pháp…
– Tháng 8/1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu và hai nước Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ rệt.
– Vào cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).
* Từ năm 1991 đến năm 2000
– Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…
vote 5 sao hộ