Diễn biến cuộc bút chiến giữa thơ mới và thơ cũ

By Maria

Diễn biến cuộc bút chiến giữa thơ mới và thơ cũ

0 bình luận về “Diễn biến cuộc bút chiến giữa thơ mới và thơ cũ”

  1. Ngày 10/3/1932 Ông Phan Khôi chủ trương Thơ Mới nả phát đạn vào thành trì Thơ Cũ là ” loại thơ nầy câu thúc thi sỉ  trong niêm luật quá nhiều nên Thơ không có cái CHƠN cái THỰC” , những ý tưởng của ông được Tờ Báo cực thịnh lúc đó là Phụ Nữ Tân Văn đăng tải .Sau đó một thi sĩ khác là Ông Lưu Trọng Lư vào cuộc ủng hộ Thơ Mới, viết nhiều bài trên báo Tân Văn,Phong Hóa. Rất nhiều bài tham luận đả kích Thơ Đường Luật, ngoài ra các báo nầy cũng thường đăng rất nhiều bài Thơ Mới của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh,Vũ đình Liên, Huy Thông..Song song với với sự cổ súy Thơ Mới bằng Văn Bút trên các báo, họ cũng đăng đàn diễn thuyết trước đám đông để quảng bá cho Thơ Mới như : -Tháng 6/1934 Ông Lưu Trọng Lư diễn thuyết ca tụng Thơ Mới tại Qui Nhơn , – Tháng 1/1935 Ông Đỗ đình Vượng diễn thuyết tôn vinh Thơ Mới tại Hà Nội, -Tháng 1/1935 Cô Nguyễn thi Kiêm diễn thuyết ca ngợi Thơ Mới tại Saigon tranh luận với Ông Nguyễn văn Hanh thuộc trường phái Thơ Cũ. – Tháng 11/1935 Ông Vũ đình Liên diễn thuyết ca tụng Thơ Mới tại Nam Định .Để đối phó lại phong trào Thơ Mới đang “bành trướng “,  trường phái Thơ Cũ mà cầm đầu là  nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ( sau nầy ông lại có khuynh hướng canh tân , trung dung )cũng tung ” chưởng lực ” đối phó bằng văn bút bài” Nói Chuyện Thơ Mới, Thơ Cũ” đăng trên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy số tháng 12/1934 .Bài viết của nhà Thơ núi Tản Sông Đà như một bài hịch triệu triệu nên ” phe ta ” xuống núi :  -Tháng 8/1933 Ông Tân Việt chủ bút báo Công Luận diễn thuyết chê Thơ Mới , bênh Thơ Cũ , bác bỏ quan điểm của cô Nguyễn Thị Kiêm .  -Tháng 10/1933 Báo Văn Học Tạp Chí Hà Nội chê các nhà Thơ Mới dùng chữ bừa bãi, không biết xài chữ  -.Tháng 12/1934 trên Văn Học Tạp Chí Ông Hoàng Duy Từ đả kích bài diễn thuyết của Ông Lưu Trọng Lư tại Quy Nhơn.  -Tháng 1/1935 Ông Nguyễn văn Hanh diễn thuyết tại Hội Khuyến Học Saigon và tranh luận với cô Nguyễn Thị Kiêm.  -Tháng 4/1935 Ông Tường Vân xuất bản tập thơ : ” Những bông hoa trái mùa ”  để đã kích các nhà Thơ Mới   -.Tháng 6/1935 Ông Tùng Lâm đả kích Thơ Mới trên báo Văn Học Tuần San Saigon. – Tháng 4/1936 Ông Thái Phỉ công kích Thơ Mới trên các báo Tin Văn Hà Nội.  -Tháng 6/1941 Ông Huỳnh Thúc Kháng viết bài chỉ trích, mạt sát Thơ Mới và nói Thơ Mới sẽ có ngày mật vận.
    Hôm nay, chúng ta những người hậu sinh làm Thơ ,nhìn lại thời gian đã qua mới thấy cái công lao to lớn của những người làm Thơ những thế hệ trước, dù họ thuộc phái Thơ Mới hay Thơ Cũ ,đã có một cuộc bút chiến, khẩu chiến tưng bừng để tìm ra chân lý , cái lẽ thật của Thơ.Ngày nay, tuy phái Thơ Mới đã thắng thế, đã chiếm lĩnh diễn đàn văn học ( trong đó các bạn và tôi cũng là những người làm Thơ Mới ), nhưng tôi không vì thế mà tôi nhìn Thơ Cũ bằng đôi mắt của kẻ  tự mãn ,tôi vẫn trân trọng hồn Thơ Cũ,  bởi vì ở đó dẫy đầy sự tinh túy được chắt lọc từ xã hội , từ đạo đức làm người.Vì thế trên Blog của tôi vẫn dành một chỗ đứng rất trân trọng cho thơ Đường.Theo tôi, xét toàn diện lại sự tiến triển của Thơ ,tôi thấy Thơ có trước rồi Luật Thơ mới có sau .Luật Thơ chỉ giúp cho Thơ thêm cứng cáp, bước đi những bước đầu tiên để khỏi vấp ngã . Như đứa trẻ bước đầu tập đi phải có mẹ dìu dắt (là khuôn phép đầu tiên Luật Thơ), rồi sau đó nó tự đi, tự chạy mà không cần người dìu dắt nữa ( Thơ mới, Thơ Tự Do). TÓM LẠI LÀ LUẬT THEO THƠ .

    Trả lời

Viết một bình luận