diễn biến diễn biến và kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

diễn biến diễn biến và kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

0 bình luận về “diễn biến diễn biến và kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên”

  1. * Diễn biến:

    – Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

    – Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). 

    – Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (nay là Nam Định). 

    – Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).

    – Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

    – Cùng lúc đó, Thoát Hoan tự mình chỉ huy một lực lượng mạnh, hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến Trước tình thế nguy cấp, Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

    – Bị thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt quân chủ lực của ta, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động lại thiếu lương thực trầm trọng.

    – Tháng 5- 1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương và tiến vào giải phóng Thăng Long.

    * Kết quả:

    – Quân Nguyên đại bại, Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, đất nước sạch bóng quân xâm lược.

    *Ý nghĩa lịch sử:

    – Khẳng định sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam chúng ta, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân ta.

    ~Học tốt~

    Bình luận
  2. * Diễn biến:

    – Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

    – Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). => Quân Thoát Hoan tập trung một lực lượng lớn tấn công vào Vạn Kiếp.

    – Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân ở Thăng Long thực hiện lệnh “vườn không nhà trống” của triều đình.

    – Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).

    – Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

    – Cùng lúc đó, Thoát Hoan tự mình chỉ huy một lực lượng mạnh, mở cuộc tấn công lớn đánh xuống phía nam nhằm tạo thành thế “gọng kìm”, hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến Trước tình thế nguy cấp, Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

    – Bị thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt quân chủ lực của ta, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động lại thiếu lương thực trầm trọng.

    – Tháng 5- 1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long.

    * Kết quả:

    – Quân Nguyên đại bại, Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, đất nước sạch bóng quân xâm lược.

    * Ý nghĩa lịch sử:

    – Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

    – Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

    – Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

    – Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

    – Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.


    Bình luận

Viết một bình luận