Điều tác giả muốn “tỏ lòng” qua hai câu thơ cuối của bài tỏ lòng là gì?

Điều tác giả muốn “tỏ lòng” qua hai câu thơ cuối của bài tỏ lòng là gì?

0 bình luận về “Điều tác giả muốn “tỏ lòng” qua hai câu thơ cuối của bài tỏ lòng là gì?”

  1. Nam nhi vị liễu công danh trái,

    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

    (Công danh nam tử còn vương nợ,

    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

    – Chí “nam nhi”: “Công danh trái” Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả
    của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.
    Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người
    và xã hội.

    – “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”: Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng
    Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. =>Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người
    anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong
    Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

    Bình luận
  2. Hai câu cuối bài thơ Tỏ lòng cho ta thêm hiểu về chí làm trai của bậc nam nhi trong thiên hạ. Phạm Ngũ Lão với hoài bão lớn lao, với tư tưởng lớn khẳng định trách nhiệm của bậc nam nhi với quê hương, với dân tộc. Và đặc biệt, phải có thái độ xấu hổ khi chưa có những đóng góp, những cống hiến cho đất nước. Chỉ có giữ sự xấu hổ ấy thì con người mới có thể hành động và hướng theo điều tốt đẹp để từ đó dựng xây quê hương. Mượn thuyết Vũ Hầu, điều tac giả muốn nói tới bạn đọc là sự ngợi ca, là lòng khiêm tốn học hỏi và phải luôn không ngừng cố gắng. 

    Bình luận

Viết một bình luận