Đò từ Đông Ba, dò qua Đập Đá Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh Tiếng hò vọng xa, nặng tình nước non. a/ chỉ ra và nêu tác dụn

By Quinn

Đò từ Đông Ba, dò qua Đập Đá
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò vọng xa, nặng tình nước non.
a/ chỉ ra và nêu tác dụng của nhữngbiện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong đoạn trích.
b/Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về cảnh và người trong bài ca dao trên.

0 bình luận về “Đò từ Đông Ba, dò qua Đập Đá Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh Tiếng hò vọng xa, nặng tình nước non. a/ chỉ ra và nêu tác dụn”

  1. Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc (tức cái bến có sóng lớn), hay còn gọi là Dâm Đàm (hồ sương mù) vì thường vào lúc sáng sơm và chiều tồi, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía Tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan, thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

    Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ.

    Mở đầu là nét chấm phá đơn xơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc nặng trĩu sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Bức tranh duy nhất chỉ có nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mông lung mờ ảo của bầu trời và mặt hồ.

    Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cảm giác quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện, làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng.

    Ai đã một lần đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của câu: Mịt mù khói tỏa ngàn sương, để rồi thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

    Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động bỗng hiện ra rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

    Trả lời

Viết một bình luận