đoạn trích sau: Người Việt chúng ta cũng như nhiều sắc dân Á Châu khác có xu hướng khiêm tổn, đôi khi nhút nhát. Xu hướng này thể hiện qua sự im lặng

đoạn trích sau:
Người Việt chúng ta cũng như nhiều sắc dân Á Châu khác có xu hướng khiêm tổn, đôi khi nhút nhát. Xu hướng này thể hiện qua sự im lặng hay ít có ý kiến trong các cuộc họp. Khi tôi hỏi các em nghiên cứu sinh tại sao không phát biểu trong các buổi họp, họ thường trả lời rằng không có gì để nói thêm, hay những gì họ muốn nói thì người khác đã nói. Sự thiếu chủ động đó là một thiệt thòi cho chính họ, vì đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng không có khả năng lãnh đạo tri thức. Thay vì chở người khác nói chuyện với mình, nên chủ động kết giao với họ.
Chúng ta nói chung còn bị thiệt thòi lớn về tiếng Anh, ngay cả người thạo tiếng Anh, khả năng giao tiếp cũng hạn chế. “Giao tiếp” ở đây không chỉ đơn giản là khả năng nói lưu loát mà còn là khả năng thuyết phục đồng nghiệp bằng lý lẽ, phong cách cá nhân.
Thực hiện các yêu cầu:
(Trích “Những công dân hạng hai” – GS. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, đăng trên Vnexpress.net ngày 20/4/2021)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, người Việt và các sắc dân Á Châu có xu hướng nào? Biểu hiện thường thấy của xu hướng ấy là gì? (1,0 điểm) Câu 3. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra người Việt có những thiệt thôi nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh Chị có đồng tình với quan điểm “Chúng ta nói chung còn bị thiệt thòi lớn về tiếng Anh” của GS. Nguyễn Văn Tuấn không? Vì sao? (1,0 điểm)

0 bình luận về “đoạn trích sau: Người Việt chúng ta cũng như nhiều sắc dân Á Châu khác có xu hướng khiêm tổn, đôi khi nhút nhát. Xu hướng này thể hiện qua sự im lặng”

  1. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

    Câu 2. Theo tác giả, người Việt chúng ta cũng như nhiều sắc dân Á Châu khác có xu hướng khiêm tổn, đôi khi nhút nhát.

    Xu hướng này thể hiện qua sự im lặng hay ít có ý kiến trong các cuộc họp. Khi tôi hỏi các em nghiên cứu sinh tại sao không phát biểu trong các buổi họp, họ thường trả lời rằng không có gì để nói thêm, hay những gì họ muốn nói thì người khác đã nói.

    Câu 3. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra thiệt thòi của người Việt là tiếng Anh và khả năng giao tiếp.

    Câu 4. Em đồng tình với quan điểm “Chúng ta nói chung còn bị thiệt thòi lớn về tiếng Anh” của GS. Nguyễn Văn Tuấn. Bởi vì: tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ, không phải ngôn ngữ bắt buộc ở nước ta. Việc đầu tư cho dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam cũng chưa thật sự có hiệu quả. 

    Bình luận

Viết một bình luận