đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường, trong đó có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả

đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường, trong đó có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả

0 bình luận về “đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường, trong đó có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả”

  1. .Tham khảo cách làm

        Câu ngạn ngữ “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể” là một câu châm ngôn sống đầy kinh nghiệm để giúp con người lựa chọn cách sống của cá nhân. “Điều ta ước muốn” là những khát vọng, đam mê, ước mơ của bản thân mà con người luôn nỗ lực để đạt được, còn “điều ta có thể” là những việc trong khả năng mà con người có thể làm được. Có lẽ, chúng ta ai cũng ấp ủ với những giấc mơ của riêng mình, với những đam mê và khát vọng đã dần trở thành mục đích sống của chúng ta. Thế nhưng, đôi khi chính những khát vọng ấy lại đối lập với “điều ta có thể”. Có những ước mơ dường như xa vời mà chúng ta không thể chạm tới được, khiến ta trở nên hụt hẫng, tuyệt vọng, mất niềm tin vào bản thân. Đam mê và sự nỗ lực là hai yếu tố không thể thiếu trên hành trình đi tìm ước mơ của mỗi người, nhưng chỉ có vậy thì chưa bao giờ là đủ. Hãy giả sử, nếu chúng ta mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng, vậy mà giọng hát của chúng ta không được hay, không được thiện cảm thì chúng ta liệu có thể làm được không? Trong khi đó, khi làm những việc phù hợp với khả năng, chúng ta sẽ có cơ hội phát huy thế mạnh của bản thân và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.                                                                   

                                                                                                       Xin hay nhất

    Bình luận
  2. Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?

    Bình luận

Viết một bình luận