đoạn văn thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở việt nam hiu hii giúp mik với mik sẽ cho 5 sao

đoạn văn thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở việt nam
hiu hii giúp mik với
mik sẽ cho 5 sao

0 bình luận về “đoạn văn thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở việt nam hiu hii giúp mik với mik sẽ cho 5 sao”

  1. Tết, còn được gọi là lễ hội Tết Nguyên đán, là lễ hội truyền thống lớn nhất ở Việt Nam. Tết thường là từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng Hai. Trước Tết, người Việt Nam chuẩn bị nhiều thứ cho ba ngày chính. Họ dọn dẹp nhà cửa và trang trí bằng hoa như cây quất hoặc hoa đào. Một lượng lớn thực phẩm sẽ được mua trước Tết để làm các món ăn truyền thống. Banh Chung, Bánh Tết, Gio chả, Xôi và Mứt, … và kẹo là những thức ăn cần phải có trong dịp Tết. Trong dịp Tết, người dân thăm nhà người thân và chúc tụng. Tuy nhiên, người Việt Nam tin rằng khách thăm thăm nhà đầu tiên trong gia đình quyết định sự maymắn tài sản của họ cho cả năm, mọi người không bao giờ vào nhà bất kỳ ai vào ngày đầu tiên mà không được mời trước. Một phong tục khác là cho tiền lì xì, được đưa vào một phong bì màu đỏ như là một biểu tượng của may mắn và chúc cho một tuổi mới. Theo truyền thống, những người lớn tuổi sẽ cho trẻ em và những người già nhất trong gia đình tiền may mắn. Tuy nhiên, ngày nay mọi người có thể trao nó cho bất cứ ai bao gồm bạn bè, cha mẹ, hàng xóm, … Bên cạnh đó, người Việt Nam thường đi chùa, đền thờ để cầu nguyện cho sức khoẻ, sự giàu có, thành công, … Tết cho người Việt Nam là năm hạnh phúc nhất trong năm, các thành viên trong gia đình có thể tập hợp lại với nhau, đó là một thông điệp có ý nghĩacủa lễ hội Tết Nguyên đán. Nhìn chung, Tết là về nguồn gốc, tốt cho người khác, tận hưởng khoảnh khắcquý báu, và mong muốn điều tốt nhất để đến.

    Chúc bạn học tốt^^

    Bình luận
  2. Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

     Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước.  Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này.

    Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ.  Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hoá thấy mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

    Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lẽ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người.  Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hoá, văn nghệ. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, 

    Bình luận

Viết một bình luận