Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…..
Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi
Hổn hển như lời của nước mây…….
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…..
Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuân sực nhớ làng.
− Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
(Hàn Mạc Tử)
Câu 1. Chủ đề của bài thơ trên là gì?
Câu 2. Trong bài thơ tác giả đã miêu tả cảnh vật mùa xuân thông qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội đun của khổ thơ cuối bài thơ?
Câu 4. Anh/Chị hãy nêu cảm nhận của mình về bức tranh mùa xuân trong bài thơ?
1, Chủ đề của bài thơ là: vẻ đẹp của mùa xuân sang ở vùng quê non nước và sự tiếc nuối của nhân vật trữ tình dành cho người con gái mình yêu sắp lấy chồng.
2.
Mùa xuân được miêu tả bằng âm thanh và màu sắc tươi đẹp đặc trưng của mùa xuân.
Bức tranh có màu vàng của đôi mái nhà tranh, màu biếc của áo, màu xanh rợn của cỏ và màu của bờ sông trắng, màu của nắng chang chang
Cùng với đó, bức tranh cũng có âm thanh sột soạt của tà áo, âm thanh của tiếng hát của các thôn nữ trên đồi và tiếng ca trên lưng núi.
3, Nội dung của khổ cuối bài thơ đó chính là: lời hỏi thăm cùng sự tiếc nuối của nhân vật trữ tình là một người đi xa quê hương dành cho người con gái mình thương ở quê hương. Mùa xuân tươi đẹp đến gợi hình ảnh của tình yêu đôi lứa nhưng cũng gợi ra mối tình dang dở của chính nhân vật trữ tình
4,
Bức tranh mùa xuân trong bài thơ là bức tranh tươi đẹp của mùa xuân ở vùng quê thanh bình, có non nước. Tác giả đã sử dụng âm thanh và màu sắc tươi đẹp đặc trưng của mùa xuân để miêu tả mùa xuân tươi đẹp đó: đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc, sóng cỏ xanh tươi rợn tới trời và bờ sông trắng, nắng chang chang. Cùng với đó, bức tranh cũng có âm thanh sột soạt của tà áo, âm thanh của tiếng hát của các thôn nữ trên đồi và tiếng ca trên lưng núi. Biện pháp tu từ so sánh “Hổn hển như lời của nước mây” là một biện pháp tu từ tài tình và đặc sắc. Người đọc có thể hình dung được là trong không khí mùa xuân ấy, lời ca tiếng hát xuất hiện giữa lưng núi và hổn hển như lời nói của nước mây từ đâu vọng đến. Dường như đó là tiếng hát trong trẻo, sâu lắng, hòa vào không khí mùa xuân trên núi, làm cho người đọc có cảm giác như lời của non nước thầm thì, sâu lắng và dạt dào cảm xúc. Cuối cùng, bức tranh mùa xuân cũng gắn liền với cả hình ảnh của người con gái mà nhân vật trữ tình dành tình yêu thương cho.
Câu 1:Bài thơ là một bức tranh mùa xuân nơi thôn dã, tất cả đều đậm vẻ xuân, xuân trong cảnh vật và xuân trong lòng người.. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, bài thơ còn ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa khác .
Câu 2:Tác giả miêu tả cảnh vật mùa xuân thông qua những từ ngữ,hình ảnh : làn nắng ửng, khói mơ tan,đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng,Sột soạt gió,tà áo biếc,Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi..
Câu 3:
Những từ vắt vẻo, hổn hển được tác giả dùng thật tài tình. Vắt vẻo ở câu trên chỉ sự thơ ngây, hổn hển ở câu dưới nói lên sự hồi hộp, đợi chờ trong lồng ngực của những cô gái đang căng tròn sức sống. Làm cho ai đó đang ngồi dưới trúc (trong bối cảnh này mà chịu ngồi yên dưới trúc thì chắc không còn ở tuổi thanh xuân nữa) cũng phải rộn ràng:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín?
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
– Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?Thấy mùa xuân ở quê người lại nhớ tới cảnh làng mình, một cảnh làng mùa hạ có nắng chói chang và bao nhiêu người thân đang oằn lưng lao động giữa nắng. Đây là nét rất nhân bản của con người luôn nặng tình với quê hương xứ sở. Nhớ làng trước hết là nhớ những gì cần phải suy nghĩ, sẻ chia.
– Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?Chị ấy là ai vậy? Rất có thể đây là người bạn gái ngày xưa của khách – đang là lao động chính ở quê nhà. Dọc bờ sông trắng nắng chang chang nên được xem là câu thơ thần tình nhất của Hàn Mặc Tử. Ta hay nói sông xanh, sông đỏ, đây nhà thơ nói sông trắng. Nắng đến trắng cả sông thì phải biết nắng gay gắt như thế nào. Các cặp vần trắng – nắng, chang – chang kết hợp với năm phụ âm “ng” đứng cuối mỗi từ làm cho câu thơ được kéo dài và ngân nga mãi.
Câu 4: Mùa xuân – qua nét phóng bút tài hoa của Hàn Mặc Tử, bỗng trở nên duyên dáng và có sức cuốn hút lạ thường. Xuân như thiếu nữ mơn mởn đào tơ, tràn căng sức sống, song xuân không hiện lên rõ nét mà cứ huyền ảo, như thực như hư. Không thể chỉ đọc từng câu từng chữ mà cảm được bài thơ. Cần cảm thụ quyện hoà từng luồng cảm giác.Bài thơ của Hàn Mặc Tử đầy nhựa sống như tâm hồn của nhà thơ luôn khát khao giao cảm với đời. Với mùa xuân, Hàn Mặc Tử yêu say đắm, điên cuồng: “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình Yêu. Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống” – lời của thi nhân đã được đem vào trong bao áng thơ diễm tuyệt, kết tinh hương sắc làm nên một “mùa xuân chín”.