Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên

By Abigail

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Câu 1:
a/ Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào?
b/ Tác giả của bài thơ là ai?
c/ Bài thơ có chứa đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào?
d/ Các từ “buồn”, “đọng”, “sầu” thuộc từ loại gì?
Câu 2:
a/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
b/ Trong hai câu thơ: “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3.Từ văn bản “Ông đồ”, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc?
Mik hứa vote 5 sao + câu trả lời hay nhất. Mn giúp mik vs ạ, mik cảm ơn

0 bình luận về “Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên”

  1. câu 1

    trích từ; Ông Đồ 

    tác giả; Vũ Đình Liên

    thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn)

    Buồn: tính từ

    Đọng: động từ

    Sầu: động từ

    câu 2 

    a/ Nội dung chính: Tác giả khắc họa thành công hình ảnh đáng thương của ông đồ thời suy vi

    b/ BPNT: nhân hóa ( giấy-buồn ; mực-sầu )

     mik còn thiếu câu 3 thông cảm cho mik

    Trả lời
  2. Câu 1:

    a/ Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Ông đồ” 

    b/ Tác giả: Vũ Đình Liên 

    c/ Thể thơ: ngũ ngôn 

    d/ Buồn: tính từ 

    Đọng, sầu: động từ

    Câu 2: 

    a/ Nội dung chính: Tác giả khắc họa thành công hình ảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm cho phong tục đẹp đang dần bị lãng quên 

    b/ BPNT: nhân hóa ( giấy-buồn ; mực-sầu )

    Tác dụng: Nỗi lòng buồn phiền của ông đồ như thấm đượm, ngấm vào những vật vô tri đã đồng hành cùng ông. Qua đó, tác giả cũng thể hiện niềm xót thương cho 1 truyền thống đẹp đang dần bị mai một, đi vào dĩ vãn. 

    Câu 3: 

    Từ văn bản ông đồ, em thấy xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác. Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

    Trả lời

Viết một bình luận