Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
…
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
a. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt trong đoạn thơ
b. Tìm và phân tích các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ
c. Nội dung của đoạn thơ là gì?
d. Hãy nêu cảm nghĩ của em về nội dung đoạn thơ bằng bài văn 400 từ (Câu này lập dàn ý giùm mk thôi nha)
a) Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ là Biểu cảm kết hợp với tự sự.
b)
– Tác giả viết bài thơ theo thể tự do, các câu dài ngắn khác nhau, được gieo vần ở tiếng thơ cuối cùng của dòng thơ.
– Biểu đạt chủ yếu dùng trong bài thơ là phương thức biểu cảm, có kết hợp thêm yếu tố tự sự vào bài thơ.
– Giọng điệu trong bài thơ lạc quan, vui vẻ.
– Tác giả làm nên hình ảnh sinh động của cuộc sống người lính trong chiến trường, ngôn ngữ tự nhiên, có những nét khá giống với văn xuôi.
=> Tất cả các yếu tố nghệ thuật trên góp phần vào thành công của bài thơ tiểu đội xe không kính.
c) Bài thơ khắc họa hình ảnh lạ mắt: chiếc xe không kính, tác giả làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn dũng cảm, bất chấp khó khăn, thể hiện niềm lạc quan tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Tinh thần vui vẻ, lạc quan vì niềm tin chiến thắng được thể hiện một cách rõ nét nhất qua khổ cuối.
d) Dàn ý:
1-Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu nội dung.
2-Thân bài:
* Hoàn cảnh sáng tác:
Vẻ đẹp lạc quan, yêu đời của người lính:
– Niềm vui sum họp sau mưa bom đạn của kẻ thù.
– cái nắm tay, cái bắt tay của người lính
– “nắm lấy bàn tay” – “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
Tình đồng chí, đồng đội gắn bó, yêu thương:
– Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh…
– Điệp từ “lại đi”: gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi.
Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước:
– Thể hiện ý chí sắt đá của những người lính
– Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống
– hai câu cuối là vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy nhưng vẫn sẵn lòng
– trái tim: một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người- con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm( Hình ảnh ẩn dụ )
3. Kết bài:
Chúc cậu học tốt!!!
(Có chút hơi qua loa ạ…)