đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắ

đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp… Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những qui tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.
(Trích “TRANG PHỤC” – Băng Sơn)
câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
câu 2 xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên?
câu 3 xác định phép liên kết trong đoạn trích trên?
câu 4 nêu nội dung đoạn trích trên?
câu 5 Người ta nói “Ăn cho mình mặc cho người “em có đồng ý không
làm hộ mình với m.n ơi mình cần gấp

0 bình luận về “đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắ”

  1. Câu 1: Phương thức biểu đạt chính : Nghị Luận.

    Câu 2: Thành phần tình thái : Có lẽ, chắc.

    Câu 3: phép liên kết trong đoạn trích trên : 

    Phép nối : Nhưng 

    Phép lặp : Đi.

    Phép thế : trang phục —> đó là .

    Câu 4: nội dung : đoạn trính trên nói  về tầm quan trọng của việc lựa chọn trang phục mặc trong từng hoàn cảnh cần phải phù hợp. 

    Câu 5 : người ta nói Ăn cho mình mặc cho người là một ý kiến đúng bởi ăn uống bổ cho sức khoẻ của ta, giúp ta có tinh thần minh mẫn, mà chỉ bản thân mình hưởng được. Còn mặc gì có đẹp đến đâu cũng chủ yếu cho người ta ngắm, vậy nên câu nói trên là rất đúng !

    ????Mình cố gằng trả lời lắm ý, vote mình 5 sao đi nha . 

    Bình luận

Viết một bình luận