Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.
“Có chắc không?”là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực?
(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới; 2016; trang 147 – 148)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2.Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình?
Câu 3.Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao?
Câu 4.Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nếu ít nhất 02 cách.
Câu 1 :
$+$ PTBĐ chính : Nghị luận.
Câu 2 :
$+$ Theo tác giả, có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình vì :
$+$ Họ sợ bị thất bại.
$+ $ Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng.
$+$ Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài.
$+$Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu.
Câu 3 :
$+$ Với quan điểm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.
$=>$ Em đồng ý vì :
$+$ Với những thử thách, rủi ro hoặc tình huống khó chịu đó sẽ tạo cho ta sức mạnh, có niềm tin và ý chí để có thể vượt qua thử thách ấy , sẽ giúp ta đến với thành công.
$+$Những cơ hội ấy là những thử thách muốn thử thách chúng ta , nếu ta cố gắng sẽ vượt qua còn không thì ngược lại, chúng ta không cố gắng nỗ lực vượt qua thì sẽ chẳng bao giờ bước tới được .
Câu 4 :
$+$ Vùng an toàn là nơi mà con người có thể tự do , thoải mái làm những điều mình có thể làm được, một môi trường thân thuộc với chúng ta .
$+$ Với những người đang ở vùng an toàn , nếu họ bước ra khỏi vùng an toàn :
$*$Tập học cách cố gắng đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn .
$*$ Tự đặt cho mình mục tiêu để cố gắng vượt qua thử thách .
$*$ Làm những việc từ nhỏ nhất cho đến lớn để có thể vừa trải nghiệm và có thể học hỏi tiếp thu được nhiều cho bản thân .
Câu 1 :
Phương thức biểu đạt : Nghị luận
Câu 2 :
Vì vùng an toàn là giới hạn trong đó ta có cảm giác yên ổn, không phải đối mặt với khó khăn, thách thức, rủi ro,…
Câu 3 :
Em đồng tình vì:
+ Nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội. Với cái nhìn lạc quan, đây sẽ là dịp thử thách, tôi luyện bản thân. Khi nỗ lực hết mình, phát huy tối đa sức mạnh nội tại để vượt hoàn cảnh, ta có thể nắm bắt, tự tạo cơ hội cho mình, cập đến bến bờ thành công…
+ Những cơ hội đã được ngụy trang: những cơ hội bị che giấu bởi lớp vỏ của thách thức. Nếu không cố gắng hết sức ta sẽ chẳng bao giờ nhận ra.
Câu 4 :
Có nhiều cách:
+ Thử làm một điều gì đó để phá bỏ giới hạn của bản thân như thuyết trình trước đám đông, tham gia đi phượt,…
+ Đối mặt với những gì mà trước đây cảm thấy sợ hãi, lúng túng,… và cố gắng từng bước chinh phục nó