Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc

By Adeline

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang tình tang …
rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
(Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ dụ chỉ trong đoạn trích trên.
Câu 5 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
Phần I: Đọc – Hiểu (5 điểm):
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập I, trang 100)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện? Giải thích lý do em chọn câu văn đó?
Câu 3: Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo.
Câu 4: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”.

(Thạch Sanh – SGK Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1. (1 điểm) Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 2 văn bản khác thể loại truyện “Thạch Sanh” thuộc phần truyện dân gian mà em được học trong chương trình Ngữ Văn 6.
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3. (1,5 điểm) Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết niêu cơm. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?
Câu 4. (1 điểm) Viết lại chính xác 4 danh từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 5. (1 điểm) Những từ in đậm, gạch chân trong câu:
“Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” thuộc từ loại gì?




Viết một bình luận