) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 2. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà.(0,5 điểm)
@Sherry_
`↓↓↓`
Câu `1:`
`-` Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả
Câu `2:`
`-` Từ láy “lảo đảo” diễn tả chân thực hình ảnh của người phụ nữ làm nghề đồng bóng
`-` Từ láy “thập thững” diễn tả vẻ chậm chạp nhưng vất vả, cực nhọc của người bà
`→` Vai trò: Nhà thơ thể hiện tình cảm của mình đối với những khó khăn, vất vả, tảo tần của người bà. Những từ láy gợi hình hiện lên chân thực, sinh động hơn trước mắt người đọc, người nghe
1, PTBĐ chính: tự sự
PTBĐ có trong văn bản: tự sự, biểu cảm, miêu tả
2, Từ láy gợi hình “lảo đảo” diễn tả chân thực, sinh động hình ảnh của cô đồng
Từ láy gợi hình “thập thững” diễn tả dáng vẻ chậm rãi nhưng vất vả, nhọc nhằn của người bà. Từ đó, tác giả thể hiện tình cảm và sự thương yêu của mình, biết ơn đối với những hy sinh, nhọc nhằn của bà mình. Nhờ những từ láy này mà hình ảnh hiện lên chân thực, sinh động hơn trước mắt bạn đọc.