Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
(Trích Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1 (0,5 điểm)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm)
Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1 điểm)
Nội dung của đoạn trích trên là gì ?
Câu 4 (1 điểm)
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?
Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?
Câu 2 (5 điểm)
Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?
Phần 1.
Câu 1:
– Trích trong văn bản Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn.
Câu 2:
– Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên: truyện ngắn.
Câu 3:
– Nội dung: tình cảnh thảm hại, khổ cực, vất vả của người dân trong một đêm mưa gió bão bùng.
Câu 4:
– Câu đặc biệt:
+ Gần một giờ đêm → Xác định thời gian diễn ra sự việc có trong đoạn.
Phần 2.
Câu 1:
Từ nội dung của đoạn trích, em thấy người dân hộ đê trong đêm mưa bão mới thật đáng thương biết bao nhiêu. Trời dù đã gần một giờ đêm đáng lẽ như bao ngày thường là họ được nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình thì không may trong một đêm họ đã phải gặp bão. Trước sức mạnh tàn phá khủng khiếp của cơn bão, khúc đê của làng như sắp vỡ. Người dân đã phải đoàn kết, cố gắng bằng mọi giá để giữ được con đê. Người thì cuốc, người đội đất, vác tre… Tình cảnh lúc đó của họ thật ngàn cân treo sợi tóc làm sao!