Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB GD) Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm) Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1 điểm) Nội dung của đoạn trích trên là gì ? Câu 4 (1 điểm) Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì? Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?
CHỈ CẦN LÀM PHẦN 2 CÂU 1
1, Đoạn trích từ văn bản “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn
2, Thể loại: truyện ngắn
3,
Nội dung của đoạn trích này đó là cảnh hộ đê khốn cùng của những người dân lao động bé nhỏ
4, Câu đặc biệt “Gần một giờ đêm”
Tác dụng: nhấn mạnh, thông báo sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng
—
Đoạn trích đã tái hiện khung cảnh hộ đê khốn cùng và khổ sở của những người dân lao động bé nhỏ. Người đọc có thể hình dung được sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên đè nén xuống những người dân bé nhỏ. Bão lũ thiên tai giáng tai họa xuống và những người dân thấp cổ bé họng đó đang phải hứng chịu khổ sở và hộ đê. Biện pháp liệt kê những việc làm của những người dân đã cho thấy sự vất vả và khổ sở của họ trong mùa mưa bão. Họ tựa như những con sâu, con kiến thấp cổ bé họng phải tự mình căng mình đương đầu với thiên nhiên. Tóm lại, đoạn văn đã tái hiện vô cùng chân thực và biểu cảm về tình cảnh khốn cùng của nhân dân lao động trong đêm bão lũ cùng với số phận bé nhỏ, thấp kém của họ trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Em nhận thấy trời mưa lũ rất to mà người dân pk góp sức hộ đê để có thể ngăn lũ cuốn trôi. Nhìn ai cx ướt lướt thướt như chuột lột trông thật đáng thương. Và ai cx có 1 vc làm để góp sức;hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân.Người dân luôn là những người pk chịu những cuộc sống khốn khổ.Người thì ko nhà ở,người thì ko cơm ko nước,người thì ko có gia đình,..Tất cả chỉ cùng trong một nguyên nhân dẫn tới đó là do tên quan phủ ” Lòng lam dạ thú”.Hắn chỉ lo vc ăn chơi vs mọi vật xung quanh thật giá trị vừa đắt tiền và quý hiếm. Và cx độc ác và vô tâm được thể hiện như khi dân gặp họa ko cứu nạn ko thương tiếp nhân dân mà còn tàn độc với họ nữa. Như người nông dân chạy vào để xin cứu giúp mà bị quan đuổi ra ngoài điều đó là chỉ thái độ hống hách của quan cx như tham lam. Ta có thể thấy lòng thương xót cho người vô cùng lơn ngược lại lòng căm ghét cho tên quan phủ càng cao.