Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu,Đinh ,Lí,Trần bao đời gây nên độc lập, Cùng

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu,Đinh ,Lí,Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên,mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Câu 1:Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào?Tác giả là ai.
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên(1.0 điểm)
Câu 3:Viết một đoạn văn ngắn cho biết tư tưởng của Nguyễn Trải có gì tiến bộ.

0 bình luận về “Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu,Đinh ,Lí,Trần bao đời gây nên độc lập, Cùng”

  1. Câu 1 : –Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 

    – Tác giả là Nguyễn Trãi 

    Câu 2 :-phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là Nghị Luận 

    Câu 3 :-Nguyễn Trãi đã từng viết: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu/ Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen”, câu thơ đã cho thấy khí tiết, tấm lòng suốt một đời vì dân vì nước của ông. Nguồn gốc tạo nên tấm lòng đẹp đẽ ấy chính là tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa là kim chỉ nam, chi phối toàn bộ sáng tác của Nguyễn Trãi.Tư tưởng nhân nghĩa đã được khẳng định ngay từ đầu tác phẩm. Nguyễn Trãi đã viết tự đáy lòng ông, chứ không chỉ như được từng nghe suông. Chính ông đã coi việc nhân nghĩa cốt ở yên dân như mục tiêu phấn đấu cao nhất của đời mình. Cả cuộc đời ông đã dành trọn cho những công việc nhân nghĩa, ta có thể coi đó là lí tưởng của ông. Một lí tưởng cao quý. Với đạo đức nho giáo ngày xưa, nhân nghĩa là một điều mà con người ai cũng phải có, và thể hiện bằng cách xử sự đối đãi tốt đẹp với người khác.Ở Nguyễn Trãi, nhân nghĩa đã được nhân lên một tầm cao hơn hẳn, và mở rộng hơn nữa: đó là lo cho dân, giúp cho dân – dân ở đây nói với nghĩa bao trùm tất cả thiên hạ, ta có thể thấy lòng Nguyễn Trãi bao la và suy nghĩ của ông thật rộng lớn. Với tư cách một vị quan và trên phương diện thay lời Vua để viết lời tuyên cáo chiến thắng, Nguyễn Trãi đã khẳng định nhân nghĩa là yên dân tức là làm cho dân được yên ổn làm ăn, ấm no hạnh phúc trong an bình. Vì thế, quân điếu phạt trước lo trừ bạo, phải dẹp tan giặc giã hung tàn để cho yên dân. Ông thương dân và lo cho dân với tất cả tấm lòng mình, không phải để ban ơn cho dân mà là đền ơn dân như ông từng nghĩ ăn lộc, đền ơn kẻ cấy cày. Đó là một suy nghĩ hết sức tiến bộ và đáng quý biết bao trong thời đại lúc bấy giờ, mà qua bao thời gian, đến ngày nay vẫn vô cùng giá trị.

    -2 câu mình gạch chân là 2 câu mục đích nói theo kiểu câu trần thuật ( nhận xét)

    Nhớ cho minmochi880 ctlhn nhoa~

    Bình luận

Viết một bình luận