Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Thế nhưng khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việc học hành sẽ chấm dứt từ đây.
Sau ngày hôm đó, Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập. Và sau ngày hôm đó, quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.
Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả. Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.
Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi. Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học. Ông xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo. Năm 1994, ông chuyển từ Nam Định vào Thành phố Hồ Chí Minh định cư, làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
CÂU HỎI:Chỉ rõ và nêu tác dụng của bptt trong câu văn:” Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được com pa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi”
BPTT:liệt kê
Hình ảnh:”dần dần bình tầm lại đã viết được chữ O, chữ A sao đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi
Tác dụng:
+) giúp câu văn sinh động, giàu hình ảnh, gây ấn tượng với người đọc, tạo sức thuyết phục
+) diễn tả đầy đủ, chi tiết, cụ thể những kết quả kì diệu sau quá trình rèn luyện gian khổ khó khăn vượt lên tật nguyền của thầy Nguyễn Ngọc Ký
+) tác giả thể hiện thái độ trân trọng, khâm phục trước ý chí nghị lực vượt khó của thầy Nguyễn Ngọc Ký
a. Thuyết minh
b. Hành trình vượt lên số phận của Nguyễn Ngọc Ký
c. bptt: Liệt kê ( Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học. Ông xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo. Năm 1994, ông chuyển từ Nam Định vào Thành phố Hồ Chí Minh định cư, làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.)
Tác dụng:
– Làm đoạn văn giàu giá trị biểu đạt, hình ảnh bóng bẩy, phong phú, sinh động, hấp dẫn người đọc người nghe
– Nhấn mạnh thành quả đạt được sau bao năm khổ luyện, chiến đấu với bệnh tật của Nguyễn Ngọc Ký