Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Quê hương- nơi chôn nhau cắt rốn! Tôi yêu quê hương tôi da diết, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, yêu dòng sông quê nước trong văn vắt, yêu đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, yêu tiếng cựa mình thức giấc của chồi non… Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sướng, sớm tối cần mẫn trên đồng.
a/Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
b/ Tìm một phép nhân hóa có trong đoạn trích và cho biết sự vật được nhân hóa bằng cách nào? Nêu tác dụng của nó.
c/Qua đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn 5-7 dòng diễn ta tình yêu quê hương trong trái tim em.
a/ Bày tỏ niềm yêu quý những con người, cảnh vật của chốn làng quê qua đó thể hiện tình yêu quê hương xứ sở , cội nguồn của bản thân tác giả
b/Phép nhân hóa:” tiếng cựa mình thức giấc của chồi non”
Được nhân hóa bằng cách miêu tả hành động của chồi non giống như hành động của con người
Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên sống động hơn, chân thực và giàu màu sắc
c/ Quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi ta lớn lên và cũng là nơi gắn bó nhất và nhiều kỉ niệm nhất đối với mỗi con người. Tình yêu quê hương chính là thứ tình cảm giản đơn nhất và cũng là thứ tình cảm sâu nặng nhất. Mỗi con người đều có mỗi quê hương riêng, nhưng chung quy lại ai cũng đều có một điểm chung đó là tình yêu của mình đối với nó. Quê hương không phải là nơi hoa lệ giàu sang mà nó gắn với câu chuyện cổ tích của bà, với chiếc cầu tre bắc ngang qua bến nước, với lũy tre già đầu xóm. Đó là nơi để ta trở về sau những chuyến đi xa, là nơi để ta trở về mỗi khi thất bại và cũng là nơi luôn sẵn sàng để chờ đón ta sau những chênh vênh của cuộc đời.
Xin câu trả lời hay nhất cho nhóm , làm ơn …