Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Nêu nội dung đoạn văn trên? Ai là người kể chuyện?
c. Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào?
d. Chép lại những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên?
II TỰ LUẬN
tả con vật
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”.
(“Phong cảnh Hòn Đất” – Anh Đức, SGK tiếng Việt lớp 5, tập I)
Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn?
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn?
Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên?
a) Nhân hóa là gì?
b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
“Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác”
(Vượt Thác – Võ Quảng)
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên vàng.
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Văn bản ấy thuộc thể loại gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
c) Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật?
a) Đoạn trích từ văn bản bài học đường đời đầu tiên (dế mèn phiêu lưu kí) của tác giả lê Hoài.
b) nội dung
=> chỉ về lời nói quá lố khi diễn tả hay gợi lên vẻ mạnh mẽ của một chú dế mèn.
=> dế mèn là người kể ; nhân vật dễ mèn xưng tôi.
c)
=> qua đoạn văn trên, e thấy dế mèn hiện lên một cách mạnh mẽ,dũng cãm nhưng cũng rất tỏ vẻ là một kẻ nói khoác, khoe khoang, hóng hách.
d.Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
II tự luận
1) Nội dung: miêu tả cảnh cây tre.
2) Biện pháp tu từ: nhân hóa.
3) Nhân hóa hình ảnh cây tre để làm cây tre thêm sinh động và gần gũi hơn. Nhấn mạnh sự bất biến của tre sau bao tháng năm dài.
4) – Trồng nhiều cây xanh, biết bảo vệ cây xanh.
– Không thải rác bừa bãi.
– Không dùng nhiều đồ dùng 1 lần, đồ nhựa.
câu 2
a) đoạn thơ trên trích ở văn bản chú lượm, tác giả là Tố Hữu
b)Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
Nội dung chính: Đoạn thơ khắc họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Miêu tả tính cách, sự hăng hái trong lúc đi liên lạc.
hoàn cảnh bạn tra google nhé mk không làm đc nha
c) 2 từ láy :
-xinh xinh
-nghênh nghênh
chuc bn học tốt – cho mình xin ctlhn ạ – cám ơn bạn