đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà B

đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảylên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thlình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cải vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…
1) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? tác giả là ai? trong đoạn trích trên có phương thức biểu đạt chính nào?
2) Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn trích trên và cho biết đoạn trích được trình bày theo cách nào(song hành hay diễn dịch hay quy nạp?)
3) nội dung chính của đoạn trích?
4) Từ nhân vật Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến?
MÌNH ĐANG CẦN GẤP Ạ!!!!

0 bình luận về “đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà B”

  1. 1. Đoạn trích trích từ văn bản Lão Hạc. Tác giả là Nam Cao. Trong đoạn trích trên có phương thức biểu đạt chính là tự sự.

    2. Từ ngữ liên kết là từ “nhưng'”. Đoạn văn được trình bày theo cách quy nạp.

    3. Nội dung đoạn trích trên: kể và tả cái chết bất ngờ, dự dội, đau đớn, thê thảm và đáng thương của lão Hạc.

    4. Từ nhân vật lão Hạc, e có suy nghĩ về phẩm chất và số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến là:

    Dù họ có cơ cực, bần hàn đến đâu, nhưng họ vẫn giữ được vẻ đẹp cao quý của nhân cách và phẩm chất. Họ vẫn luôn sống lạc quan trong những ngày tháng tối tăm ở xã hội đó. Họ vẫn biết cách ma sống, nhịn những điều hà khắc của xã hội phong kiến.

    Bình luận
  2. 1, Đoạn trích trích từ văn bản Lão Hạc. ,tác giả là Nam Cao.

    – PTBĐ chính: tự sự

    2. Từ ngữ liên kết là từ “nhưng'”. 

    – Đoạn văn được trình bày theo cách song hành.

    3. Nội dung đoạn trích trên: cái chết bất ngờ, đau đớn của lão Hạc.

    4. Người nông dân trong xã hội xưa là những người chịu nhiều bất công bị dồn ép đến đường cùng mặc dù phẩm chất tốt đẹp. Điều đó được thể hiện rất rõ qua nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc là nhân vật chính trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Câu chuyện kể về cuộc đời đầy bất hạnh của nhân vật lão Hạc. LÃo Hạc là một người nông dân lương thiện, hiền lành, chất phác nhưng sống cô đơn do vợ mất sớm, con bỏ đi đồn điền cao su . Lão giàu tình yêu thương, lão yêu con mình, yêu cả con chó được lão đặt tên là cậu Vàng. Có lẽ việc làm khiến lão hối hận, dằn vặt nhất chính là đã lừa và bán câu VÀng- người bạn thân thiết của lão. Đến khi chết đi rồi thì con người này vẫn hiện lên với một vẻ đpẹ phẩm chất tốt đẹp. Lão không muốn ai phải lo cho lão, vì  vậy đã gửi lại tiền ma chay cho ông Giáo. Cái nghèo, cái khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng của cuộc đời ocn người. Lão Hạc chính là hiện thân của số phạn người nông dân trước cach mạng tháng 8. Họ toàn là những người lương thiện nhưng cuộc đời lại quá nhiều bất công đến mức phải tìm đến bước đường cùng.

    Bình luận

Viết một bình luận