Đọc đoạn trích/văn bản sau:
Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới.
Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
(Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia)
Thực hiện 5 yêu câu sau
Câu 1. Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng. (0,5 điểm)
Câu 3. Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 4. Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.”
Câu 1
Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là thanh niên
Câu 2
– Phép lặp: lặp cấu trúc “Điều gì… thì phải… dù là một điều nhỏ”, lặp từ ngữ “phải…cần”.
– Phép liên tưởng: trường từ vựng về đạo đức: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, trung thành, thật thà, chính trực.
– Tác dụng của phép liên kết: giúp đoạn văn trở nên liền mạch hơn nhằm nhấn mạnh về những bài học đạo đức đúng đắn, cần thiết và gây tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành động của người làm cách mạng đặc biệt với thế hệ thanh niên
Câu 3
Nếp sống mang đến nhiều ý nghĩa nhất cho em đó là phải biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu và trọng lao động. Bởi Tổ quốc rất thiêng liêng và quý báu, nhân dân là những đồng bào của mình và cũng bởi lao động chính là thứ cần thiết để con người có thể tồn tại và phát triển
Câu 4
Sinh thời, Bác Hồ đã để lại cho ta vô vàn những bài học quý giá, một trong số đó là “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là 1 việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là 1 điều trái nhỏ”. Điều phải là điềuđúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội, với mọi người, với Tổ quốc, với dân tộc. Trái lại, điều trái là những việc làm sai trái, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và bị đánh giá tiêu cực. Lời dạy của Bác có ý nghĩa con người cần tích cực thực hiện những “điều hay lẽ phải”; đồng thời tránh xa những điều xấu xa gây tổn hại và ảnh hưởng tiêu cực đến người khác dù cho đó là những việc làm nhỏ nhất. Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ? Bởi lẽ việc làm phản ánh đạo đức của con người, nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn. Những hành động đúng đắn và tích cực luôn là cơ sở và nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại “Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là 1 điều trái nhỏ” bởi lẽ những điều sai trái, xấu xa không chỉ gây tổn hại đến người khác mà còn thể hiện sự ích kỉ, nhỏ nhen trong đạo đức của con người. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen, con người sẽ tặc lưỡi cho qua những hành động sai trái đó. Vì vậy, chúng ta Chúng ta cần nhận thức rằng bất cứ hành động nhỏ dù xấu hay tốt đều có ảnh hưởng đến người khác. Không chỉ rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp thông qua việc giúp đỡ người khác bằng những việc làm tích cực, dù là nhỏ nhất mà còn tránh xa, lên án và phê phán những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh.