Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hạt gạo làng ta
Có bãot háng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
(Trích“ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị g ìcủa “hạt gạo làng ta”?
Câu 3. Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.”
1 Hình ảnh đối lập : Cua ngoi lên bờ / Mẹ em xuống cấy
2 . Để được thành như hiện tại, thì hạt gạo đã phải đi qua bao thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên nào cơn bão tháng bảy, trận mưa tháng ba. Và những giọt ” mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” đã giúp hạt gạo của lớn lên trong những ngày nắng nóng nhất.
3 Biện pháp tu từ : nhân hóa
=> ” nước” nóng đến mức như được đun lên, làm “chết cả cá cờ”
XIn hay nhất
Câu 1 : Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ.
– Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy
Câu 2 : Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?
– Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
Câu 3 : Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.”
– Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu.
– Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vấtvả, cơ cực của người nông dân.