Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi .
“Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
Mẹ tôi hỏi tôi đã nhận ra người trong bức tranh chưa. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Tạ Duy Anh,Bức tranh của em gái tôi)
Câu 2 : Vì sao nhân vật “tôi” không trả lời mẹ ?
Câu 3 : Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong các câu sau
“-Con đã nhận ra con chưa ?-Mẹ vẫn hồi hộp.”
Câu 4 : Qua đoạn văn trên , em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Câu 2:
Nhân vật”tôi” không trả lời mẹ vì:
“Tôi” đã nhận ra được rằng, cho dù người anh có ghen tị đến mấy thì cô em vẫn thương yêu anh hai hết mực.
Câu 3:
Dấu gạch ngang đầu câu dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật người mẹ
Dấu gạch ngang thứ 2 dùng để đánh dấu phần chú thích của câu ấy
Câu 4:
Bài học: Chúng ta không nên tranh đua, ghen ghét với người cùng một nhà bởi chúng ta cùng sinh ra từ chung một cội nguồn.
#Chuc_ban_hoc_tot
#No_copy
~Boo~
a) nhân vật tôi ko thể trả lời mẹ là bởi nhân vật đang cảm thấy muốn khóc quá, ngen ngào ,hổ thẹn với lòng mình với lòng nhân hậu của cô em gái bé nhỏ b) công dụng của “-” thứ nhất:để đánh dấu lời nói trực tiếp của người mẹ -Công dụng của “-” thứ hai là để giải thích tâm trạng của người mẹ khi nói 4) Qua đoạn văn em rút ra được rất nhiều bài học quý giá trong cuộc sống: +)Anh chị em trong gia đình phải luôn thương yêu ,đùm bọc ,giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và công việc +)Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà , lễ phép với người lớn +)ko gây gổ ,đánh nhau +)……