Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như những mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?”
a, Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
b, Nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật đó
c,Tìm trường từ vựng có trong đoạn
a, BPNT: so sánh: măng trồi lên……. non nớt
câu hỏi tu từ : ai dám bảo …….. tình mẫu tử
b, Tác dụng : – làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, tăng sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ , gây chú ý tới người đọc và người nghe
– nhấn mạnh được vẻ đẹp giống như tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp
– cho thấy tác giả rất tự hào và yêu quý cây tre
c, Bộ phận của cây tre: mầm măng ; bẹ măng; gốc tre
a)
So sánh:
– Măng trồi lên nhọn hoắt như những mũi gai khổng lồ
– Bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt
b. Tác dụng:
– Biện pháp so sánh làm cho hình ảnh trong văn bản giàu giá trị tạo hình, gợi nên nhiều cảm xúc để cho thấy hình ảnh những mầm măng, bẹ măng bao bọc lẫn nhau thiêng liêng như tình mẫu tử.
c) gốc, mầm, mũi, thân.