Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X, thuộc phủ X xem chừ

By Arya

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X, thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
(Ngữ văn 7, tập 2, nxb giáo dục)
a. (0,25đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b. (0,25đ) Chỉ ra tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân trong đoạn trích trên?
c. (0,5đ) Xác định các từ láy trong đoạn trích trên?
d. (0,5đ) Xét về cấu tạo, các câu được in đậm trong đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Các câu ấy được dùng trong đoạn trích để làm gì?
e. (1,5đ) Trong đoạn trích, em hãy viết từ 6 đến 8 câu văn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của những người dân phu. Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động (gạch chân, chú thích rõ).

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X, thuộc phủ X xem chừ”

  1. Bài Làm : 

     a. 

    – Đoạn văn trích từ văn bản “Sống chết mặc bay” 

    – Tác giả là Phạm Duy Tốn

     b. (Thiếu)

    – Vài câu có dấu chấm phẩy trong đoạn trích dùng để ngăn cách các vế câu 

     c. 

    – Từ láy : tầm tã, bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn

     d. (Thiếu)

    – Có thể là 2 câu “Lo thay!” và “Nguy thay!” 

    – Xét về cấu tạo, các câu được in đậm trong đoạn trích thuộc kiểu câu đặc biệt 

    – Các câu ấy được dùng trong đoạn trích để bộc lộ cảm xúc 

     e.          

      Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, hàng nghìn người phải hi sinh thân mình để chống chọi với con bão và bảo vệ con đê. Em thấy cảm thương và xót xa cho số phận những người dân ở chế độ thời phong kiến. Biết bao gian nan thử thách đến với họ mà họ vẫn phải chống chọi lại. Con đê sắp vỡ, những vời quan thì mặc kệ, không có trách nhiệm làm cho người dân phải gồng mình hết sức để cứu đê, bảo vệ ngôi làng. Tình cảnh ấy thật khốn khó đối với nhưng con người nhỏ bé ấy. Họ đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Sức người không thể chống lại với sức mưa nên con người đã thua, con đê vỡ khiến nhà cửa, ruộng vườn tan nát. Người dân trong tình cảnh ấy đang bị con lũ nhấn chìm. Người sống không nơi ở, người chết không chỗ chôn, tình cảnh ấy thật thảm thương. Ôi ! Xót thương thay cho số phận những người dân thời phong kiến.

    Trả lời
  2. a)Đọan văn trên trích từ Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.

    b)Tác dụng:Ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp

    c)-tầm tã

    -giữ gìn

    -bì bõm

    -lướt thướt

    -xao xác

    -cuồn cuộn

    d)
    d. (0,5đ) Xét về cấu tạo, các câu được in đậm trong đoạn trích thuộc câu đặc biệt.Chúng xác định thời gian.

    e)       Những người dân phu bị bóc lột,khổ sở chống lại khúc đê sắp vỡ.Trong khi đó,tên quan điềm nhiên chơi bài.Tên quan phụ mẫu là một kẻ thờ ơ,vô trách nhiệm,vô nhân tính.Ngoài kia,người dân nào đắp,nào cừ,kẻ thuổng,người cuốc ……Trong đình,tên quan ngồi rung đùi,hưởng lạc.Tay trái cầm bát bát yến hấp đường phèn,chân thì được tên người nhà gãi.Thật sang trọng làm sao!Cái hay của tác giả là sử dụng thành công nghệ thuật tương phản,cho thấy hình ảnh trái ngược của hắn và nông dân.Chà!Cao quý làm sao!Vị quan “tôn kính” ấy lại điềm nhiên chơi bài,để mặc lũ con dân khốn khổ.

    `Trust`

    Trả lời

Viết một bình luận