Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ” Độ ấy thơ mới vừa mới ra đời. Thế Lữ như một vầng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ

By Peyton

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
” Độ ấy thơ mới vừa mới ra đời. Thế Lữ như một vầng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dầu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ…Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch. Chữ dùng lại rất táo bạo. Đọc đôi bài nhất là bài “Nhớ rừng” ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.”
(“Thi nhân Việt Nam” – Hoài Thanh, Hoài Chân )
Câu 1. Nội dung đoạn văn trên là gì?
Câu 2. Nhận xét về dung lượng các câu văn. Dung lượng câu chữ có tác dụng gì đến nhịp văn?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu văn “Thế Lữ như một vầng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam.”, “Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.”
Câu 4. Từ kết quả câu 2 và câu 3, em hãy:
a) Rút ra bài học về cách viết văn.
b) Vận dụng bài học đó viết đoạn văn khoảng 3-5 câu cảm nhận về hai câu thơ sau:
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng.”

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ” Độ ấy thơ mới vừa mới ra đời. Thế Lữ như một vầng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ”

  1. 1, Nội dung của đoạn văn đó là vai trò và công lao của Thế Lữ trong việc xây dựng và đặt nền móng cho nền Thơ Mới

    2,

    Dung lượng của các câu văn: khá lớn. Có nhiều câu đơn.

    Việc sử dụng câu đơn với số lượng lớn sẽ giúp cho nhịp văn trở nên nhanh và gấp gáp hơn. Từ đó, tác giả truyền tải thông điệp dễ dàng hơn đến bạn đọc đó là vai trò của Thế Lữ đối với Thơ Mới

    3,

    Biện pháp tu từ so sánh. Tác giả đã so sánh vai trò của Thế Lữ đó là như một vầng sao đột hiện, như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ. Đó đều là những hình ảnh so sánh tuyệt đẹp, giúp tác giả truyền tải thông điệp một cách chân thực, sinh động và giàu cảm xúc về vai trò và công lao của Thế Lữ. Người đọc có thể thấy được vai trò ấy lớn lao đến nhường nào khi nó giống như vầng sao đột nhiên xuất hiện và cũng giống như viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ.

    4.

    a, Cách viết văn: nên sử dụng những hình ảnh so sánh để làm sinh động đối tượng mà mình đang viết. Đồng thời, việc triển khai những câu văn cần hướng tới làm rõ nội dung mà mình đang viết. Cần tránh những lỗi ngữ pháp trong việc viết văn

    b, 

    Hai câu thơ được trích trong bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ. Hai câu thơ là lời của hổ hoài niệm về quá khứ vàng son của mình. Đại từ xưng hô “ta” cho thấy khí thế và tầm vóc oai phong lẫm liệt của hổ. Những hình ảnh “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng” cho thấy một khí thế mạnh mẽ, đứng đầu muôn loài của hổ. Câu thơ tiếp theo “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” cho thấy một cuộc sống tự do, tự tại, phóng khoáng tự do của chúa sơn lâm. Nhưng tất cả đều chỉ là quá khứ một thời mà hổ nhớ về trong đau khổ. Khả năng sử dụng ngôn ngữ tài hoa của Thế Lữ đã làm cho hình ảnh của chúa sơn lâm trong quá khứ trở nên tuyệt đẹp và oai hùng.

    Trả lời

Viết một bình luận