Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như t

By Athena

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến …” ( Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh )
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy trong truyện ? Nhân vật chính trong văn bản Bức tranh của em gái tôi là ai? Nhân vật trung tâm là ai? Vì sao?
Câu 2: Trong đoạn trích, người anh có hành động gì đối với Mèo? Theo em, trong đời sống, chúng ta có nên làm những hành động như vậy không? Vì sao?
Câu 3: Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào?
Câu 4 :Hãy viết một đoạn văn trình bày bài học em rút ra được sau khi học văn bản Bức tranh của em gái tô

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như t”

  1. Câu 1:

    -Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất

    -Tác dụng ngôi kể đó:

      +Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng

      +Giúp người anh bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn

      +Giúp độc giả hiểu rõ về nhân vật hơn

      +Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình

    -Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương

    – Người anh trai là nhân vật trung tâm, vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

    Câu 2:

    -Người anh có hành động với Mèo là  xa lánh em gái của mình, chỉ vì Mèo có tài năng khiến bố mẹ yêu thương Mèo hơn anh nên người anh trở nên ghen ghét, đố kị

    -Theo em trong đời sống chúng ta không nên làm như vậy

    -Vì đó là một thói xấu tính, tính hư, không những thế nếu còn là anh em của nhau không thể làm thế được

    Câu 3:

    – Câu văn có phép so sánh: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. (Con mèo được so sánh với con hổ)

    – Kiểu so sánh: So sánh không ngang bằng (hơn cả)

    Câu 4:

    Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Không nên tự ti, mặc cảm, ghen ghét, đố kị trước tài năng hay thành công của người khác, phải biết động viên, cổ vũ cho người khác, để tài năng của học được phát huy. Khi mắc lỗi cần trung thực nhận ra phần hạn chế của mình, biết yêu thương anh chị em trong gia đình. Chúng ta cần phải có tấm lòng trong sáng, nhân hậu, vị tha để có thể cảm hóa được sự ích kỉ, đố kị của người khác đối với mình, khi có tài năng thì không ngạo ngoạn, kiêu căng.

    Trả lời

Viết một bình luận