Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:”cũng như tôi ,mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân… Còn ngập ngừng e sợ”
a) nội dung chính của đoạn văn
b) xác định phép so sánh trong đoạn văn và nêu tác dụng
c) tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ người
a) ND chính: Tâm trạng,cảm xúc của nhân vật tôi và những bạn cùng trang lứa nhân vật ngày đầu tiên tới trường: sự bỡ ngỡ, e sợ, ngại ngùng,…
b)
* Phép so sánh : Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ.
`->` Tác dụng:
– Giúp câu văn hay hơn và hấp dẫn hơn.
– Diễn tả được sắc nét niềm mong muốn quen bạn quen thầy,quen trường và tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè, sợ hãi của những bạn nhỏ ngày đầu tiên đến trường.
c)Trường từ vự chỉ người: tôi, mấy cậu học trò, người thân, họ, thầy.
Bài làm
a, Tâm trạng khao khát muốn được khám phá những điều mới mẻ nhưng còn ngập ngừng, e sợ của các cô cậu học sinh trong buổi đầu đến trường
b, Phép so sánh : “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”
So sánh : Họ ( mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ) với con chim con
Tác dụng của phép so sánh :
+ Làm cho câu văn sống động, giàu hình ảnh
+ Hình ảnh so sánh tinh tế đã nói lên được mái trường là tổ ấm yêu thương đùm bọc, chở che cho những cô cậu học sinh, những cậu học trò là những cánh chim nhỏ muốn được sải cánh bay để tìm hiểu những điều mới mẻ phía trước nhưng còn e sợ trước không gian bao la, rộng lớn.
+ Qua đó, tác giả đã nêu cao vai trò vô cùng quan trọng của nhà trường : chắp cánh ước mơ cho những cô cậu học trò nhỏ.
c, Các từ thuộc trường từ vựng chỉ người : ” học trò ” , ” người thân ”