Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể số mấy, nêu tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên và nêu tác dụng?
Câu 4: Từ phần kết phía trên, em thấy truyện này kết thúc có hậu hay không có hậu, vì sao?
Câu 5: Hãy nêu tên một số tác phẩm đã học trong chương trình THCS có nói về thân phận người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, khổ cực trong xã hội phong kiến xưa
Câu 1: ngôi kể thứ ba
Tác dụng: giúp câu chuyện khách quan, tạo điều kiện thuận lợi để người kể nói ra suy nghĩ, cảm tưởng của mình.
Câu 2: Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ và cũng là chia li của Vũ Nương, Trương Sinh khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương.
Câu 3: chi tiết kì ảo “Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.” và “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất”
Tác dụng: tạo nên sự độc đáo cho cốt truyện. Chi tiết kì ảo giúp khẳng định cái đẹp của Vũ Nương và nàng xứng đáng với những gì trân quý. Tô đậm bi kịch thân phận người phụ nữ trong xã hội và chỉ có sự kì ảo mới cứu rỗi được nàng.
Câu 4: Là không có hậu. Vì nhân vật mãi mãi rời xa quê hương, gia đình. Hạnh phúc không trọn vẹn dù cho sự sống vẫn được tiếp diễn dù là ở một nơi khác. Càng minh chứng bi kịch của người phụ nữ trong xã hội nam quyền. Người phụ nữ sẽ mãi phải chịu thiệt thòi và không thể có lại được hạnh phúc sau khi bị tan vỡ
Câu 5:
Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
Truyện Kiều _ Nguyễn Du
1/ đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ 3 tạo điều kiện để tác giả khắc họa rõ nét sự đoan trang , vẻ đẹp phẩm chất cao quý của Vũ Nương và cả số phận bất hạnh của nàng . Làm rõ hơn tính cách nhân vật .
2/ nội dung đoạn trích : Vũ Nương được chồng giải oan và cảnh trở về của Vũ Nương
3/ Yếu tố kì ảo :
– Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
– nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào
– bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.
4/ Cái kết của truyện không là cái kết có hậu bởi lẽ Vũ Nương không được sống cuộc đời hạnh phúc dù nàng là người tiết hạnh, đoan chính, có nhiều phẩm chất cao quý . Chi tiết Vũ Nương trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan là sự an ủi phần nào đối với người mệnh bạc như nàng
5/ – Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương )
– Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ