Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận.”
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b. Câu văn:” Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương” sử dụng phép tu từ nào?
c. Câu văn được trích trong câu b tác giả muốn nói điều gì với người đọc.
d. Đoạn văn trên nói lên điều gì về con người ông giáo.
CẦN GẤP, LÀM NHANH HỘ IEM, MAI IEM KT RÒI Ạ

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần”

  1. $@????À❤$

    a) PTBĐ là Nghị Luận

    truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943

    b) BPTT Điệp ngữ , liệt kê 

    Nhấn mạnh , khẳng định những điều mình nói ra

    c)  Trước khi nói người khác hay phán xét , suy nghĩ thì phải tìm hiểu về họ trước

    d) Ông là người có cách sống từ nhiên , luôn có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống

    ???????????? ????ì???????? ???????????????????? ????????é ! 

    ????????ú???? ????ạ???? ????ọ???? ????ố???? !(>‿♥)

    Bình luận
  2. a,

    Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

    Hoàn cảnh sáng tác: Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943

    b,

    Biện pháp điệp ngữ một loạt những tính từ xấu xa: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi

    c, Thông điệp từ câu nói này đó là khi ta không hiểu hoàn toàn về một người thì chúng ta sẽ dễ dàng ghét bỏ họ vì họ khác chúng ta. Khi không hiểu được họ thì ta sẽ khó để mà thương được họ, thông cảm với họ. Thông điệp có tính triết lý sâu sắc và đem đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc, nhân văn và triết lý về cách nhìn nhận những người xung quanh mình

    d, Đoạn văn thể hiện ông giáo là người có quan điểm sống, có cách nhìn nhận những người xung quanh một cách toàn diện, sâu sắc hơn bao giờ hết. Ông hiểu được rằng chỉ khi ta hiểu được hết về một con người thì ta mới thấy được những vẻ đẹp của họ, cũng như thương cảm cho những hành động của họ.

    Bình luận

Viết một bình luận