Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
(Ngữ văn 6- tập 2)
Câu 1:
– Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
– Qua đoạn trích tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đáng quý nào của cây tre?
Câu 2:
Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 3:
Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Tre là cánh tay của người nông dân”. Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì? Nêu công dụng của kiểu câu đó.
Câu 1:– Đoạn văn trích trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”
– Tác giả: Thép Mới
–Qua đoạn trích tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đáng quý của cây tre
– Tre người bạn đồng hành gắn bó thân thiết với con người VN ko chỉ thế tre còn làm vũ khí chống lại quân thù. Tre ngay thẳng , giản dị , can đảm,…
Câu 2:phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là nhân hóa
tác dụng của phép tu từ đó: cây tre trở nên gần gũi và thân thiết vs con ng hơn
Câu 3:
Tre //là cánh tay của người nông dân
cn vn
đó là kiểu câu trần thuật đơn có từ là
công dụng : giớ thiệu
Câu 1 :
– Đoạn văn trên trích từ văn bản : ” Cây tre Việt Nam ” của tác giả Thép Mới.
– Qua đoạn trích, tác giả ca ngợi những phẩm chất đáng quý của cây tre : tre chung thủy, tre dũng cảm, tre hi sinh, cùng con người chiến đấu chống giặc cứu nước.
Câu 2 :
Phép tu từ : Nhân hóa ( Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.)
⇒ Tác dụng : Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sinh động, thân thiết với con người hơn.
Câu 3 :
“Tre // là cánh tay của người nông dân”
CN VN
⇒ Câu trần thuật.
⇒ Công dụng : Khẳng định tre như người bạn gắn bó với người nông dân, giúp đỡ nhân dân ta trong việc làm,….