Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. C

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.”
1. Cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn bản trên tả cảnh gì?
2. Nêu tên thể loại văn bản? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
3. Để ngắm cảnh mặt trời mọc, tác giả – nhân vật “tôi” đã chọn điểm nhìn ở đâu? Điểm nhìn đó giúp gì trong việc miêu tả cảnh vật? Qua đó, em cảm nhận được điều gì về tác giả ?
4. Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên. Viết vài câu văn nêu cảm nhận của em về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó.

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. C”

  1. 1) – Đoạn văn trên trích từ văn bản ” Cô Tô” của tác giả Nguyễn Tuân.

    – Đoạn văn bản trên tả cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau trận bão.

    2) – Thể loại : Kí

    – Phương thức biểu đạt : Miêu tả

    3) Để ngắm cảnh mặt trời mọc, tác giả – nhân vật “tôi” đã chọn điểm nhìn ở nóc đồn.

    => Điều đó giúp cho tác giả quan sát được toàn cảnh thiên nhiên ở Cô Tô.

    Qua đó, em thấy được tài năng quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả.

    4) – Biện pháp tu từ : so sánh ( ” Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.”)

    Câu văn :

     Hình ảnh so sánh giàu chất tạo hình và hài hoà màu sắc khiến mặt trời sáng rực lên vẻ đẹp huyền ảo, kỳ vĩ.Cảnh mặt trời mọc như một bức tranh có không gian 3 chiều: Mặt trời màu đỏ nằm trong nền trời xanh in xuống biển màu nước xanh, tạo thành một tấm gương lớn phản chiếu cả một góc trời rộng lớn, tạo cảm giác rộng lớn, tráng lệ. Qua đó ta thấy được tài năng quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả.

     

     

    Bình luận
  2. 1. Đoạnn văn trên đc trích trong văn bản Cô Tô. Tác giả là Ng Tuân. Đoạn văn trên tả cảnh mặt trời mọc ( bình minh) trên biển.

    2. Thể loại văn bản: bút kí. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự

    Câu 3: Để ngắm cảnh mặt trời mọc, tác giả- nhân vật” tôi” đã chọn điểm nhìn ở trên nóc đồn và quan sát, quay gót 180 độ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông. Điểm nhìn đó giúp cho vc quan sát và miêu tả khá thuận lợi, vì tác giả không chỉ có thể ngắm được toàn cảnh Cô Tô mà còn có thể ngắm ra tận Tô Bắc,Tô Trung, Tô Nam.

    Qua đó, em cảm nhận đc sự miêu tả tinh tế, chính xác, ngôn ngữ điêu luyện, giàu tính tạo hình của tác giả.

    Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh  trong đoạn văn trên là: ” Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.”

    – Câu văn: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo cô tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi qua ngòi bút tài tình của tác giả Ng Tuân.

    Chúc bạn học tốt!

    Bình luận

Viết một bình luận