Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…”
1. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả? Cho biết thể loại? Hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
2. Chỉ ra một câu có phép so sánh và nêu tác dụng; Chỉ ra một câu có phép ẩn dụ nêu tác dụng.
3. Từ đoạn trích trên em hãy nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp thiên nhiên biển trời Việt Nam.
Bài làm :
“Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…”
Trả Lời
1.Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm “Cô Tô“ , do tác giả Nguyễn Tuân sáng tác .
Tác phẩm thuộc thể loại : Miêu tả .
Hoàn cảnh sáng tác : Được viết khi nhà văn có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976 .
*Phần 2 này không hẳn là tìm ẩn dụ hay so sánh trong câu văn bạn nhé, nó có nghĩa là tìm hay đặt câu có phép ẩn dụ hay so sánh rồi nêu tác dụng thôi*
2.Câu có phép so sánh là : “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn .”
*Tác dụng của phép so sánh là :
-So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng.
Câu có phép ẩn dụ là : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
*Tác dụng của phép ẩn dụ là :
-Ẩn dụ nhằm gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hoặc hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau, nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm của câu văn.
3.Qua tác phẩm “Cô Tô” – tác phẩm do tác giả Nguyễn Tuân sáng tác , được sử dụng với ngôn ngữ điêu luyện , sự miêu tả giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân như hiên lên trong mắt em hình ảnh cảnh biển thiên nhiên đẹp giản dị nhưng mĩ lệ , trong lành. Sau trận bão, quần đảo trở lên trong sáng, sáng sủa, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn, cát vàng giòn hơn, cá nhiều hơn, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Cùng với đó là cảnh mặt trời đỏ hồng như quả trứng thiên nhiên đầy đặn , thơ mộng thêm với vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại.
1. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm “Cô Tô” của tác giả Nguyễn Tuân.
Thể loại: kí
Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976
2.
– Câu có phép so sánh: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”
Tác dụng: Khiến cho hình ảnh mặt trời trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp kì vĩ, lung linh của hình ảnh mặt trời mọc
– Câu có phép ẩn dụ: ” Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.”
Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh mặt trời, lột tả vẻ đẹp kì diệu của mặt trời
3. Thiên nhiên biển trời Việt Nam luôn mang một vẻ đẹp riêng. Đến với biển, bao giờ lòng người cũng cảm thấy thật an yên. Này là cát vàng trải dài, này là biển rộng mênh mông, này là cánh hải âu bay ngang chân trời. Đặc biệt, cảnh mặt trời mọc trên biển rất đỗi kì diệu. Đất trời như hòa làm một, ánh nắng ban mai loang dịu dàng trên sóng biển. Bởi vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng và gìn giữ những vẻ đẹp của thiên nhiên Tổ quốc.