Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ta thường nghe: Kỷ Tín (1) đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu (2) chìa lưng chịu giáo, che chở cho

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ta thường nghe: Kỷ Tín (1) đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu (2) chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương. Dự Nhượng (3) nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái (4) chặt tay cứu nạn cho nước. Kinh Ðức (5) một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh (6) một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được? “
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó?
Câu 2: Tác giả đã nêu một số tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách của Trung Quốc, đó là những ai? Vì sao họ được nêu gương?
Câu 3: Câu “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có?” thuộc kiểu câu gì, thực hiện hành động nói nào?
Câu 4: Nhận xét nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn? Nêu tác dụng?
Câu 5: Tác giả nêu các gương trung thần nghĩa sĩ nhằm mục đích gì ?

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ta thường nghe: Kỷ Tín (1) đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu (2) chìa lưng chịu giáo, che chở cho”

  1. Câu 1 : 

    Đoạn trích trên được trích trong văn bản “Hịch tướng sĩ”

    -Văn bản đó thuộc thể loại hịch

    -Nêu hiểu biết của em về thể loại đó :

    + Hịch là thể văn nghị luận xưa.

    +Hịch thường được viết do vua chúa, tướng lĩnh, thủ lĩnh của một phong trào dùng để thuyết phục, kêu gọi, cổ động đứng lên chống thù trong giặc ngoài.

    +Hịch có kết cấu chặt chẽ, dãn chứng thuyết phục, lí lẽ sắc bén.

    +Hịch được viết bằng văn biền ngẫu

    +Đặc điểm nổi bật : khích lệ tình cảm của người nghe , viết 

    +Kết câu bài hịch có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào nghệ thuật, nội dung, mục đích và bố cục của tác giả.

    Câu 2 :

    -Tác giả đã nêu một số tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách của Trung Quốc, đó là :

    +Thời xưa : Kỉ Tín, Dư Nhược , Thân Khoái, Kính Đức , Thế Sung, Cảo Khanh ,..

    +Thời nay : Vương Công Kiên , Cốt Đãi Ngột Lang .

    -Họ được nêu gương vì họ là những tấm gương hi sinh vì chủ , vì vua và vì tổ quốc, đất nước.

    Câu 3 :

    Câu “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có?” thuộc kiểu câu nghi vấn thực hiện hành động nói khẳng định.

    Câu  4 : 

    -Nghê thuật được sử dụng : liệt kê, câu cảm thán.

    $->$ Làm nổi bật tinh thần yêu nước của những tấm gương hi sinh, xả thaanvif vua, vi nước $->$ Khích lệ tinh thần của các tướng sĩ (cụ thể là đời Trần).

    Câu 5 : Tác giả nêu các gương trung thần nghĩa sĩ nhằm mục đích :

    +Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì nước, để lại tiếng thơm , được mọi người coi trọng muôn đời .

    +Giao dục, khích lệ tinh thần trung quan ái quốc của các tướng sĩ .

    Bình luận

Viết một bình luận