Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
“Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã đựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi ! Ông lão nhớ cái làng, nhớ cái làng quá.”
1) Trong đoạn trích trên, tình yêu làng của ông Hai thể hiện như thế nào? Nêu cảm xúc của em trước tình cảm đó (3-5 câu ).
2) Tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn.
3) Theo em dấu chấm lửng(…) ở cuối câu 1 của đoạn văn dùng để làm gì.
$1)$ Trong đoạn trích trên , tình yêu làng của ông Hai thể hiện qua nỗi nhớ , khát vọng muốn về làng và câu bộc lộ cảm xúc
Tình yêu làng của ông Hai thật đáng trân trọng . Ở nơi tản cư ông không ngừng nhớ đến ngôi làng gắn bó cả nửa cuộc đời . Từng kỉ niệm , sự việc đều được ông khác sâu trong tâm trí không thể dứt ra được . Phải chăng làng như một ngôi nhà lớn mà người con – ông Hai , ra đi luôn khát vọng được quay trở về . Tâm sự của ông Hai là tâm sự của một người gắn bó với làng tha thiết, yêu làng bằng một niềm tự hào chân chính.
$2)$ Câu đặc biệt : “Chao ôi”
$→$ Tác dụng : Bộc lộ cảm xúc , nỗi nhớ làng da diết của ông Hai .
$3)$ Dấu chấm lửng (…) ở cuối câu 1 dùng để tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự nhưng chưa liệt kê hết.
#hoctot
1. Được thể hiện rất cụ thể qua nỗi nhớ nhung của ông với làng quê của mình, qua từ ngữ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Em hiểu và trân quý tình cảm ông Hai dành cho làng quê của mình. Đó là tình cảm đẹp trong người nông dân. Và phải là một người gắn bó, một người yêu quý quê hương mình đến tột cùng thì nỗi nhớ nhung ấy mới ăn sâu trong tâm trí. Tình cảm đẹp nơi ông làm ta biết thêm trân quý người nông dân Việt Nam với tình cảm cao đẹp dành cho quê hương.
2. Chao ôi !
Tác dụng: bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 3: Dùng để thông báo còn nhiều sự vật , hiện tượng chưa được liệt kê hết.