ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau
Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua
Đứa vùng đất mặn
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngát xa khơi
Chia nhau tin vui
Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát
Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền
Hoàng Sa, Trường Sa
Những quần đảo long lanh như ngọc dát…
Đảo Thuyền Chài, 4 – 1982
(Trích Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả cuộc sống nguy hiểm của người lính đảo. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vẻ đẹp biển đảo quê hương và khát vọng của người lính?
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả với người lính được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh thử thách.
Câu 2 (5,0 điểm)
Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến….Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rôi cùng đẩy xe bò về.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 26-27). Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm
của nhà văn Kim Lân dành cho người lao động trong tác phẩm Vợ nhặt.
AI CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT BÀI NÀY KHÔNG Ạ

0 bình luận về “ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia”

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU

    1, Thể thơ tự do

    2, Hai hình ảnh diễn tả cuộc sống nguy hiểm của người lính đảo: ngã trước miệng cá mập, bị vùi dưới cơn bão dữ tợn

    3,

    Những dòng thể thể hiện tình yêu và tình cảm trong sáng của những người lính hải đảo dành cho biển đảo quê hương. Ta thấy được niềm tin vào những tháng ngày tươi đẹp bảo vệ biển đảo quê hương của những người lính và tinh thần, khí phách bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của những người lính và tình yêu dành cho biển đảo của những người lính

    4,

    Tình cảm của tác giả dành cho những người lính trong đoạn trích là tình cảm của sự ngợi ca tinh thần yêu nước, tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của họ, cùng với đó là sự nể phục của tác giả dành cho sự dũng cảm và tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo của những người lính

    —-

    1,

    Trong cuộc sống, tinh thần lạc quan của con người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và hạnh phúc của mỗi người. Thật vậy, sự lạc quan của chúng ta đem đến những lợi ích nhất định cho từng người. Đầu tiên, tinh thần lạc quan được thể hiện ở việc con người biết tận hưởng cuộc sống và tìm niềm vui từ những điều bé nhỏ bình dị hàng ngày cho chính mình. Trong bất kể điều kiện sống nào, chính nhờ tình yêu cuộc sống, trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời, con người lạc quan sẽ tìm được những điều bé nhỏ hạnh phúc, đủ để làm cho họ vui và đời sống tinh thần cứ thế được bồi đắp. Thứ hai, tinh thần lạc quan được thể hiện ở việc họ luôn cố gắng nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực. Tức là khi đối mặt với một tình huống khó khăn, thay vì đi vào lối mòn bế tắc thì người lạc quan sẽ cố gắng tìm con đường khác và giải pháp cho chính bản thân mình để đạt được thành công khác. Những người lạc quan yêu cuộc sống luôn khát khao có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, tinh thần lạc quan góp phần vào quá trình làm việc không ngừng để mà đạt được thành công của chúng ta. Cho nên ta có thể nói, lạc quan chính là biểu hiện của sự mạnh mẽ ý chí. Chính sự lạc quan tích cực và trân trọng yêu thương cuộc sống sẽ đem đến cho chúng ta trạng thái bình an, hạnh phúc từ ngoài vào trong. Trên thực tế, trong khi nhiều người có ý chí lạc quan và làm việc không ngừng nghỉ thì nhiều người cũng luôn bi quan và nhanh nản chí trong cuộc sống. Tóm lại, sự lạc quan trong cuộc sống chính là liều thuốc tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dù ở hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

    2,

    DÀN Ý

    A, MB

    – GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:

    + Tác giả Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn. 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).

    + Tác phẩm chính của ông bao gồm: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là những “thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng” như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,… Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng.

    + Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê VN thiếu thốn, nghèo khổ mà yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

    + Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Trong đó đoạn trích từ “Sáng sớm hôm sau” cho đến “khấm khá hơn” đã cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.

    – Trong đoạn trích, nhân vật Tràng đã hiện lên, thể hiện được một phần của sự nghèo khó của hoàn cảnh sống và tính cách của nhân vật

    B, TB

    – Đầu tiên, ta có thể thấy được hoàn cảnh nghèo khó của những người nông dân như Tràng và Thị. Ta có thể thấy được sự nghèo đói đến khổ sở đến mức mất hết tự trọng của Thị. 

    – Cùng với đó, ta thấy được sự thật thà, bao dung của Tràng. Dù nghèo khó và chẳng có tiền nhưng Tràng vẫn mời Thị ăn bánh đúc và ta còn thấy được tinh thần lạc quan của Tràng “Rích bố cu”. Sự lạc quan trong tinh thần của Tràng còn được thể hiện ở việc Tràng nói đùa với Thị là về nhà với mình. Dù Tràng cũng đã mường tượng đến hoàn cảnh nghèo khó và hậu quả khi đem Thị về nhà nhưng anh vẫn đành nhắm mắt bỏ qua. 

    – Cùng với đó, ta thấy được sự nghèo khó đến tột cùng của những người nông dân. Đoạn trích là hoàn cảnh mà Thị trở về làm vợ Tràng. Do hoàn cảnh nghèo khó mà chỉ với bốn bát bánh đúc mà họ đã có thể nên duyên vợ chồng. 

    – Từ đó, ta thấy được hiện thực của sự nghèo khó và phong cách miêu tả chân thực, giản dị, sinh động hình ảnh người nông dân của tác giả. Hình ảnh người nông dân trong nạn đói năm 1945 hiện lên bằng tình cảm chân thành, xúc động của tác giả Kim Lân

    C, KB

    Tóm lại, qua đoạn trích, ta thấy được sự chân thành, lạc quan và bao dung của nhân vật Tràng. Cùng với đó ta thấy được ngòi bút giản dị, sinh động hướng đến những người nông dân của tác giả.

    Bình luận

Viết một bình luận